Phương Trình Hoá Học
Nhóm Nguyên Tố VIA
Nhóm oxy
Tìm kiếm chất hóa học
Hãy nhập vào chất hoá học để bắt đầu tìm kiếm
Các công dụng của crom: Trong ngành luyện kim, để tăng cường khả năng chống ăn mòn và đánh bóng bề mặt: như là một thành phần của hợp kim, chẳng hạn trong thép không gỉ để làm dao, kéo. trong mạ crom, trong quá trình anot hóa (dương cực hóa) nhôm, theo nghĩa đen là chuyển bề mặt nhôm thành ruby. Làm thuốc nhuộm và sơn: Ôxít crom (III) (Cr2O3) là chất đánh bóng kim loại với tên gọi phấn lục. Các muối crom nhuộm màu cho thủy tinh thành màu xanh lục của ngọc lục bảo. Crom là thành phần tạo ra màu đỏ của hồng ngọc, vì thế nó được sử dụng trong sản xuất hồng ngọc tổng hợp. tạo ra màu vàng rực rỡ của thuốc nhuộm và sơn Là một chất xúc tác. Cromit được sử dụng làm khuôn để nung gạch, ngói. Các muối crom được sử dụng trong quá trình thuộc da. Dicromat kali (K2Cr2O7)là một thuốc thử hóa học, được sử dụng trong quá trình làm vệ sinh các thiết bị bằng thủy tinh trong phòng thí nghiệm cũng như trong vai trò của một tác nhân chuẩn độ. Nó cũng được sử dụng làm thuốc cẩn màu (ổn định màu) cho các thuốc nhuộm vải. Ôxít crom (IV) (CrO2) được sử dụng trong sản xuất băng từ, trong đó độ kháng từ cao hơn so với các băng bằng ôxít sắt tạo ra hiệu suất tốt hơn. Trong thiết bị khoan giếng như là chất chống ăn mòn. Trong y học, như là chất phụ trợ ăn kiêng để giảm cân, thông thường dưới dạng clorua crom (III) hay picolinat crom (III) (CrCl3). Hexacacbonyl crom (Cr(CO)6) được sử dụng làm phụ gia cho xăng. Borua crom (CrB) được sử dụng làm dây dẫn điện chịu nhiệt độ cao. Sulfat crom (III) (Cr2(SO4)3) được sử dụng như là chất nhuộm màu xanh lục trong các loại sơn, đồ gốm sứ, véc ni và mực cũng như trong quy trình mạ crom. Làm hợp chất niken-crôm dùng trong bàn ủi, bếp điện,... (vì nó có nhiệt độ hoạt động khoảng 1000-1100 độ C).
Hỗn hợp Nitric oxit với oxy được sử dụng để chăm sóc đặc biệt để thúc đẩy sự giãn nở của mao mạch và phổi để điều trị cao huyết áp ban đầu ở bệnh nhân sơ sinh[1][Cần cập nhật][2] Và các bệnh hô hấp có liên quan đến dị tật bẩm sinh. Đây thường là giải pháp cuối cùng trước khi sử dụng oxy hóa màng ngoài cơ thể (ECMO). Liệu pháp nitric oxit có tiềm năng làm tăng đáng kể xác suất sinh tồn, và trong một số trường hợp, cứu sống trẻ sơ sinh có nguy cơ bị bệnh mạch phổi. Ngoài ra NO còn là nguyên liệu sản xuất axit nitric, citric, muối nitrat, citrat,...
Nitơ dioxid là khí màu nâu đỏ, khi làm lạnh hoặc nén là chất lỏng màu nâu vàng. Nito dioxid được vận chuyển dưới dạng khí hóa lỏng dưới áp suất hơi riêng. Hơi nặng hơn không khí. Độc khi hít phải và hấp thụ qua da. Phơi nhiễm gây ra viêm phổi có thể chỉ gây đau nhẹ hoặc qua đi mà không được chú ý, nhưng dẫn đến phù nề vài ngày sau đó có thể gây tử vong. Nó là một chất gây ô nhiễm khí quyển chính có khả năng hấp thụ tia cực tím không chiếu tới bề mặt trái đất.
Oxy là một chất khí không màu, không mùi và không vị là một chất khí cần thiết cho sự tồn tại của con người. Oxy có nhiều ứng dụng trong ngành sản xuất thép và các quá trình luyện, chế tạo kim loại khác, trong hóa chất, dược phẩm, chế biến dầu khí, sản xuất thủy tinh và gốm cũng như sản xuất giấy và bột giấy. Nó còn được sử dụng để bảo vệ môi trường trong các nhà máy và cơ sở xử lý nước thải đô thị và công nghiệp. Oxy có nhiều ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe, cả trong bệnh viện, trung tâm điều trị ngoại trú và sử dụng tại nhà.
Phốtpho pentôxít là một chất khử nước mạnh iệc sử dụng nó để làm khô bị hạn chế do nó có xu hướng tạo ra một lớp che phủ bảo vệ dạng nhớt ngăn cản sự khử nước tiếp theo của vật liệu còn lại. Dạng hạt của P4O10 được dùng trong các thiết bị hút ẩm. Phù hợp với khả năng hút ẩm mạnh của nó, P4O10 được sử dụng trong tổng hợp hữu cơ để khử nước. Ứng dụng quan trọng nhất của nó là chuyển hóa các amit bậc nhất thành các nitril P4O10 + RC(O)NH2 → P4O9(OH)2 + RCN Phụ phẩm chỉ ra trong phương trình P4O9(OH)2 là công thức lý tưởng hóa của các sản phẩm không xác định tạo ra từ hydrat hóa P4O10. Bên cạnh đó, khi kết hợp cùng axit cacboxylic, phản ứng tạo ra anhydrit hữu cơ tương ứng P4O10 + RCO2H → P4O9(OH)2 + [RC(O)]2O "Thuốc thử Onodera" là dung dịch của P4O10 trong DMSO, được sử dụng để oxi hóa các loại ancol. Phản ứng này là tương tự như phản ứng Swern. Khả năng hút ẩm của P4O10 là dủ mạnh để chuyển nhiều axit vôcơ thành các anhydrit của chúng, chẳng hạn: HNO3 bị chuyển hóa thành N2O5; H2SO4 thành SO3; HClO4 thành Cl2O7; HCF3SO3 thành (CF3)2S2O5.
Lưu huỳnh có nhiều ứng dụng công nghiệp. Thông qua dẫn xuất chính của nó là axít sulfuric (H2SO4), lưu huỳnh được đánh giá là một trong các nguyên tố quan trọng nhất được sử dụng như là nguyên liệu công nghiệp. Nó là quan trọng bậc nhất đối với mọi lĩnh vực của nền kinh tế thế giới. Sản xuất axít sulfuric là sử dụng chủ yếu của lưu huỳnh, và việc tiêu thụ axít sulfuric được coi như một trong các chỉ số tốt nhất về sự phát triển công nghiệp của một quốc gia. Axít sulfuric được sản xuất hàng năm ở Hoa Kỳ nhiều hơn bất kỳ hóa chất công nghiệp nào khác. Lưu huỳnh cũng được sử dụng trong ắc quy, bột giặt, lưu hóa cao su, thuốc diệt nấm và trong sản xuất các phân bón phốtphat. Các sulfit được sử dụng để làm trắng giấy và làm chất bảo quản trong rượu vang và làm khô hoa quả. Do bản chất dễ cháy của nó, lưu huỳnh cũng được dùng trong các loại diêm, thuốc súng và pháo hoa. Các thiosulfat natri và amôni được sử dụng như là các tác nhân cố định trong nhiếp ảnh. Sulfat magiê, được biết dưới tên gọi muối Epsom có thể dùng như thuốc nhuận tràng, chất bổ sung cho các bình ngâm (xử lý hóa học), tác nhân làm tróc vỏ cây, hay để bổ sung magiê cho cây trồng. Cuối thế kỷ XVIII, các nhà sản xuất đồ gỗ sử dụng lưu huỳnh nóng chảy để tạo ra các lớp khảm trang trí trong các sản phẩm của họ. Do điôxít lưu huỳnh được tạo ra trong quá trình nung chảy lưu huỳnh nên các đồ gỗ với lớp khảm lưu huỳnh đã bị loại bỏ rất nhanh. Từ xa xưa, người ta đã biết dùng Lưu huỳnh để làm đẹp da và trị mụn trứng cá. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào tìm ra cách hoạt động của Lưu huỳnh trong việc điều trị mụn. Bằng thực nghiệm, người ta đã kết luận Lưu huỳnh có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn cao, từ đó làm xẹp nốt mụn một cách nhanh chóng. Để đạt hiệu quả cao, Lưu huỳnh có thể được kết hợp với Axit Salicylic (BHA) hay Resorcinol trong thành phần dược liệu.
Lưu huỳnh trioxit (còn gọi là anhyđrit sulfuric, sulfur trioxit, sulfane) là một hợp chất hóa học với công thức SO3. Là chất lỏng không màu, tan vô hạn trong nước và axit sulfuric. Lưu huỳnh trioxide khô tuyệt đối không ăn mòn kim loại. Ở thể khí, đây là một chất gây ô nhiễm nghiêm trọng và là tác nhân chính trong các trận mưa axit. SO3 được sản xuất đại trà để dùng trong điều chế axit sunfuric.
- ZnO dùng để chữa viêm da,eczecma,.... Là một thành phần quan trọng trong các loại kem, thuốc mỡ điều trị về da như: + Điều trị da khô, các bệnh da và nhiễm khuẩn da như vùng da bị kích ứng + Vết bỏng nông, không rộng. + Cháy nắng, hồng ban do bị chiếu nắng, bảo vệ da do nắng.
Vật liệu phát quang Kẽm sulfua được trộn thêm vài ppm chất kích hoạt thích hợp, được dùng trong nhiều ứng dụng như ống phóng tia âm cực, màn hình tia X đến các sản phẩm phát sáng trong tối. Khi sử dụng bạc làm chất kích hoạt, nó tạo ra màu xanh lam sáng ở bước sóng tối đa 450 nanomet. Khi sử dụng mangan sẽ cho ra màu vàng cam ở bước sóng khoảng 590 nanomet. Đồng cho thời gian phát sáng dài hơn, và nó có màu gần giống như lục trong bóng tới. Hợp kim kẽm sulfua có đồng ("ZnS với Cu") cũng được sử dụng trong các tấm phát quang điện tử.[4] hợp chất kẽm sulfua cũng thể hiện tính lân quang do các tạp chất phát sáng cho ánh sáng xanh lam hoặc tử ngoại. Vật liệu quang học Kẽm sulfua cũng được sử dụng làm các vật liệu quang học hồng ngoại, truyền sáng từ bước sóng ánh sáng khả kiến đến hơn 12 micromet. Nó có thể được sử dụng ở dạng phẳng như cửa sổ quang học hoặc dạng cầu như thấu kính. Nó được tạo ra ở dạng tấm vi tinh thể qua quá trình tổng hợp từ khí hydro sulfua và hơi kẽm, và vật liệu này được bán ở cấp FLIR (Forward Looking IR), trong vật liệu này kẽm sulfua có màu vàng sữa, đục. Vật liệu này khi bị ép đẳng tĩnh nóng có thể chuyển thành dạng trong như nước được gọi là Cleartran (thương hiệu). Các dạng thương mại trước đây có tên trên thị trường là Irtran-2, nhưng dạng này hiện đã lỗi thời. Chất tạo màu Kẽm sulfua là một chất tạo màu phổ biến, đôi khi còn được goại là sachtolith. Khi kết hợp với bari sulfat tạo kẽm sulfua lithopon.[5] Chất xúc tác Bột ZnS mịn là một chất xúc tác quang học hiệu quả tạo ra khí hydro từ nước tùy thuộc vào độ phát quang. Tách lưu huỳnh có thể được thu hồi từ ZnS trong quá trình tổng hợp nó; quá trình này chuyển từ từ ZnS vàng trắng thành bột màu nâu, và gia tăng hoạt động xúc tác quang học thông qua việc tăng cường hấp thụ ánh sáng.[6] Tính chất bán dẫn Cả sphalerit và wurtzit là các chất nội bán dẫn độ rộng vùng cấm, thuộc bán dẫn nhóm II-VI. Chúng thích hợp với các cấu trúc liên quan đến nhiều chất bán dẫn khác như gallium arsenua. Dạng lập phương của ZnS có năng lượng vùng cấn (band gap) khoảng 3,54 electron volt ở 300 kelvin, nhưng dạng sáu phương có khoảng trống năng lượng khoảng 3,91 eV. ZnS có thể được nâng lên thành chất bán dẫn kiển n hoặc chất bán dẫn kiểu p.
Kẽm sunfat là một hợp chất vô cơ có công thức ZnSO4 và là chất bổ sung trong chế độ ăn uống. Là một chất bổ sung nó được sử dụng để điều trị chứng thiếu kẽm và ngăn ngừa các triệu chứng ở những người có nguy cơ cao.Tác dụng phụ có thể bao gồm đau bụng dưới, nôn mửa, đau đầu, và mệt mỏi. Nó có 3 muối ngậm nước. Nó được biết đến như là "vitriol trắng". Tất cả các dạng muối ngậm nước khác nhau đều là chất rắn không màu. Dạng muối ngậm 7 phân tử nước là dạng thường gặp nhất
N2O là một chất khí kích thích được bán hợp pháp tại các hộp đêm tại một số nước châu Âu và châu Á. Người ta bơm khí này vào một quả bóng bay, gọi là bóng cười (funky ball) và cung cấp cho các khách ở quán Bar. Các bác sĩ trên thế giới đều cảnh báo rằng chất khí này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới tim mạch và hệ thần kinh. Nếu lạm dụng bóng cười quá mức thì sẽ dẫn tới trầm cảm và có thể gây tử vong. Sau khí hít khí này vào, cơ thể có cảm giác tê tê, đặc biệt là nghe nhạc rõ, sau đó phấn khích, cười ngả nghiêng. Đinitơ ôxit có tác dụng làm đông và bông kem tươi trong các bình xịt kem tươi hay dùng ở các quán cà phê, thường xuất hiện dưới tên gas isi. N2O được sử dụng để tăng năng suất động cơ xe. Ngoài ra nó còn được dùng như chất oxi hóa trong tên lửa.
Loại chì trong thủy tinh chì thường là PbO và PbO được sử dụng rộng rãi trong sản xuất thủy tinh. Tùy thuộc vào kính, lợi ích của việc sử dụng PbO trong thủy tinh có thể là một hoặc nhiều hơn làm tăng chỉ số khúc xạ của kính, làm giảm độ nhớt của kính, tăng khả năng kháng điện của kính và tăng khả năng hấp thụ của kính Chụp X-quang. Thêm PbO vào gốm sứ công nghiệp (cũng như thủy tinh) làm cho vật liệu trở nên trơ về mặt điện và từ tính hơn (bằng cách tăng nhiệt độ Curie của chúng) và nó thường được sử dụng cho mục đích này. Trong lịch sử, PbO cũng được sử dụng rộng rãi trong men gốm cho gốm gia dụng, và nó vẫn được sử dụng, nhưng không được sử dụng rộng rãi nữa. Các ứng dụng ít chiếm ưu thế khác bao gồm lưu hóa cao su và sản xuất một số sắc tố và sơn nhất định. PbO được sử dụng trong thủy tinh ống tia âm cực để chặn phát xạ tia X, nhưng chủ yếu ở cổ và phễu vì nó có thể gây ra sự đổi màu khi sử dụng trong tấm mặt. Strontium oxide được ưa thích cho tấm mặt. Việc tiêu thụ chì, và do đó quá trình xử lý PbO, tương quan với số lượng ô tô, vì nó vẫn là thành phần quan trọng của ắc quy axit-chì ô tô. Sử dụng thích hợp hoặc giảm dần Hỗn hợp PbO với glycerine tạo thành một loại xi măng cứng, không thấm nước, được dùng để ghép các mặt và đáy bằng kính phẳng của bể cá, và cũng đã từng được dùng để dán các tấm kính trong khung cửa sổ. Nó là một thành phần của sơn có chì. PbO được sử dụng để đẩy nhanh quá trình nhằm thu nhiều lợi nhuận hơn trong thời gian ngắn hơn và tăng chất lượng một cách nhân tạo của trứng kỷ, một loại trứng được bảo quản của Trung Quốc. Đó là một hành vi vô đạo đức ở một số nhà máy nhỏ nhưng nó đã trở nên rầm rộ ở Trung Quốc và buộc nhiều nhà sản xuất trung thực phải dán nhãn "không chì" sau vụ bê bối vào năm 2013. Ở dạng bột, nó có thể được trộn với dầu lanh và sau đó đun sôi để tạo ra một kích thước chịu được thời tiết được sử dụng trong mạ vàng. Các linh thạch sẽ cho kích thước màu đỏ sẫm làm cho lá vàng có vẻ ấm và bóng, trong khi dầu hạt lanh sẽ tạo ra độ bám dính và bề mặt liên kết bền phẳng. PbO được sử dụng trong các phản ứng ngưng tụ nhất định trong tổng hợp hữu cơ. PbO là chất quang dẫn đầu vào trong ống máy quay video được gọi là Plumbicon.
rong khi hợp chất liên quan, natri metabisulfit, được dùng làm chất chống oxi hoá và giữ mùi vị trong hầu hết rượu vang thương phẩm, natri bisulfit lại được bán cũng với mục đích tương tự.[9]. Trong trái cây đóng hộp, natri bisulfit được dùng để ngừa bị hoá nâu (do bị oxi hoá) và để tiêu diệt vi khuẩn. Trong trường hợp làm rượu, natri bisulfit làm giảm khí SO2 thoát ra khi cho vào nước hoặc sản phẩm có chứa nước. Khí SO2 giết chết men, nấm và vi khuẩn trong nước nho trước khi được lên men. Khi nồng độ lưu huỳnh điôxit hạ xuống (khoảng 24 giờ), men tươi được cho vào để lên men. Sau đó nó được cho thêm vào các chai rượu để ngăn sự hình thành giấm chua nếu có mặt vi khuẩn và để giữ màu, hương vị và mùi của sản phẩm khỏi bị oxi hoá gây nên sự hoá nâu và các biến đổi hoá học khác. Lưu huỳnh điôxit nhanh chóng oxi hoá các phụ phẩm và nmgăn chúng không làm giảm giá trị sản phẩm. Natri bisulfit còn được thêm vào rau xanh trong salad và các nơi khác, để bảo quản được độ tươi ngon với tên LeafGreen. Nồng độ đôi khi đủ cao để gây dị ứng mạnh. Trong những năm 1980, natri bisulfit bị cấm sử dụng trên rau quả sống ở Mỹ sau cái chết của 13 người mà vô tình sử dụng những sản phẩm được xử lý bằng lượng dư chất này[10]. Ứng dụng trong công nghiệp Natri bisulfit là chất khử thường gặp trong hoá công nghiệp. Vì nó phản ứng dễ dàng với oxi: 2NaHSO3+O2 --> 2Na+ + 2H+ + SO4 −2, nó thường được thêm vào các hệ thống ống dẫn lớn để ngăn ngừa sự ăn mòn oxi hoá. Trong công trình hoá sinh nó giúp duy trì điều kiện thiếu không khí trong lò phản ứng. Sự sắp xếp ADN bisulfit
Kali sunfit (K2SO3) là một hợp chất vô cơ, là muối của cation kali và anion sunfit. Kali sunfit có tác dụng như một phụ gia thực phẩm, được dùng làm chất bảo quản với số E là E225 (Số INS là 225). Nó được sử dụng ở Úc và New Zealand nhưng không được chấp nhận ở EU hoặc Mỹ.
Ứng dụng chính của kali sunfat là làm phân bón. Muối thô đôi khi cũng được dùng trong sản xuất thủy tinh.
Trong gia đình Khi ở nồng độ thấp (dưới 5%) nó được sử dụng phổ biến để tẩy rửa tóc hay vết thương trên người ở một mức độ nhất định.Với nồng độ cao hơn nó có thể làm cháy da khi tiếp xúc.Ở nồng độ rất thấp (3%), nó được sử dụng trong y học để rửa vết thương và loại bỏ các mô chết. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã cho phép sử dụng nước oxy già 3% ("Cấp thực phẩm", hay không có sự bổ sung các hóa chất ổn định) như là nước rửa miệng. Các dung dịch peroxit thương mại (chủ yếu là H2O2 mua từ các hiệu thuốc) là không thích hợp cho việc uống nó do chúng chứa các hóa chất bổ sung có tính độc hại. Một số người làm vườn và những người trồng cây thủy sinh đã nói đến giá trị của hydro peroxide trong các dung dịch nước của họ. Họ cho rằng sự phân hủy tự nhiên của nó giải phóng oxy cho cây trồng mà nó có thể làm tăng sự phát triển của rễ cũng như giúp xử lý các rễ đã thối rữa, là các tế bào chết do thiếu oxy. Peroxide thương mại, như các dung dịch 3% mua tại hiệu thuốc, có thể sử dụng để tẩy các vết máu khỏi quần áo và thảm. Lưu trữ Do hydro peroxide phân hủy khi có ánh sáng nên nó cần phải bảo quản trong điều kiện mát và tránh chiếu nắng trực tiếp. Nó cũng cần được bảo quản trong chai lọ có dán nhãn rõ ràng, xa tầm với của trẻ em do nếu uống nhầm một lượng lớn thì nó có thể sinh ra các vấn đề với hệ tiêu hóa như bỏng, tổn thương và nôn mửa. Các dung dịch đậm đặc hơn, chẳng hạn 35% sẽ gây ra chết người khi uống. Ứng dụng công nghiệp Khoảng 50% sản lượng hydro peroxide của thế giới năm 1994 được sử dụng để tẩy trắng giấy và bột giấy. Các ứng dụng tẩy trắng khác ngày càng trở nên quan trọng hơn do hydro peroxide được coi là chất thay thế tốt hơn về mặt môi trường so với các chất tẩy gốc clo. Các ứng dụng chủ yếu khác trong công nghiệp của nó còn bao gồm cả việc sản xuất natri percacbonat và natri perborat, được sử dụng như là các chất tẩy rửa nhẹ trong các loại bột giặt để giặt là (ủi). Nó còn được sử dụng trong sản xuất các hợp chất peroxide hữu cơ nào đó như dibenzoyl peroxit, được sử dụng như là chất mồi gốc tự do trong các phản ứng trùng hợp và các phản ứng hóa học khác. Nó cũng được sử dụng để sản xuất các êpôxit chẳng hạn như propylen oxid. Phản ứng với các acid cacboxylic tạo ra các "acid per-" tương ứng; ví dụ acid peracetic sử dụng công nghiệp được điều chế theo cách này từ acid axetic. Tương tự, acid mêta-clorôperoxybenzôic (MCPBA), được sử dụng nhiều trong các phòng thí nghiệm, cũng được điều chế từ acid meta-clorôbenzôic. Tác nhân đẩy Sử dụng H2O2 như là tác nhân đẩy có một số ưu thế như sự phân hủy của nó tạo ra nước và oxy. Nhiên liệu được bơm vào trong khoang phản ứng, ở đó thông thường các chất xúc tác kim loại (đặc biệt là bạc hay bạch kim) kích thích sự phân hủy, luồng hơi nước-oxy được tạo ra hoặc là được sử dụng trực tiếp hoặc được trộn với nhiên liệu để đốt cháy. Khi là tác nhân đẩy đơn (không trộn với nhiên liệu) nó sinh ra xung lực riêng tối đa là (Isp) 161 s (1,6 kN•s/kg) làm cho nó là tác nhân đẩy hiệu suất thấp. Tên lửa đai lưng nổi tiếng của Bell sử dụng hydro peroxide làm tác nhân đẩy đơn. Khi phân hủy như là chất ôxi hóa để đốt nhiên liệu thì xung lực riêng của nó cao hơn, có thể đạt tới 350 s (3,5 kN•s/kg), phụ thuộc vào loại nhiên liệu. Peroxide đã được sử dụng rất thành công như là chất ôxi hóa cho tên lửa đẩy giá thành thấp của Anh, tên lửa Black Knight (Hiệp sĩ đen) cho các lần phóng vệ tinh của dự án Black Arrow (Mũi tên đen). So sánh với hidrazin, peroxide ít độc hại hơn nhưng nó cũng không mạnh bằng. Peroxide cung cấp Isp thấp hơn một chút so với oxy lỏng, nhưng là một chất dễ bảo quản, không cần làm lạnh và đậm đặc hơn và nó có thể sử dụng để chạy các tuốc bin khí nhằm tạo ra áp suất cao. Nó cũng có thể sử dụng để làm mát tái sinh các động cơ tên lửa. Trong những năm thập niên 1940- 1950, tuốc bin của Walter sử dụng hydro peroxide để chạy các tàu ngầm khi chúng lặn; chúng là quá ồn và có yêu cầu bảo dưỡng cao hơn khi so với hệ thống cung cấp năng lượng kiểu điêzen-điện chuyển đổi. Một số ngư lôi sử dụng hydro peroxide như là chất ôxi hóa hay tác nhân đẩy, nhưng việc sử dụng này đã bị hải quân nhiều nước dừng lại vì các lý do an toàn. Sự rò rỉ hydro peroxide đã bị coi là nguyên nhân gây ra chìm các tàu HMS Sidon 2 và Kursk. Ví dụ, hải quân Nhật Bản phát hiện ra trong các lần thử nghiệm ngư lôi là nồng độ cao của H2O2 trong các chỗ uốn vuông góc của các ống dẫn HTP có thể dẫn tới các vụ nổ của các tàu ngầm hay ngư lôi. Trong khi ứng dụng của nó như là tác nhân đẩy đơn cho các động cơ lớn đã bị suy giảm thì các thiết bị đẩy nhỏ (để kiểm soát tư thế) sử dụng hydro peroxide vẫn còn được sử dụng trong một số vệ tinh và đem lại ích lợi cho tàu vũ trụ, làm cho nó dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh và an toàn hơn trong khi nạp và chứa nhiên liệu trước khi hạ cánh (khi so sánh với tác nhân đẩy đơn hidrazin). Tuy nhiên hiđrazin là tác nhân đẩy đơn phổ biến hơn trong các tàu vũ trụ vì nó có xung lực riêng cao hơn và tỷ lệ phân hủy thấp hơn. Sử dụng trong y tế Nước oxy già được sử dụng như là chất khử trùng và chất khử khuẩn trong nhiều năm. Trong khi việc sử dụng nó đã bị suy giảm trong những năm gần đây do sự phổ biến của các sản phẩm OTC có mùi vị dễ chịu hơn và có sẵn hơn thì nó vẫn được nhiều bệnh viện, bác sĩ và nha sĩ sử dụng trong việc vô trùng, làm sạch và xử lý mọi thứ từ sàn nhà đến các phẫu thuật chân răng. Hydro peroxide 35% cấp thực phẩm được gọi là "nước oxy già", với các giá trị y học hay trị liệu được coi như là liệu pháp hydro peroxit. Những người chủ trương sử dụng sản phẩm này cho rằng nó có thể hòa loãng và sử dụng trong "liệu pháp siêu ôxi hóa" để điều trị AIDS, ung thư và nhiều bệnh khác; một số cũng kêu ca rằng thông tin về các sử dụng có lợi của peroxide bị cấm bởi cộng đồng khoa học. Gần đây, các nhà thực hành y học khác cũng sử dụng các liều hydro peroxide tiêm tĩnh mạch trong nồng độ cực thấp (nhỏ hơn 1%) trong liệu pháp hydro peroxide - một hướng điều trị y học gây tranh cãi đối với ung thư. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, "đã không có các chứng cứ khoa học cho thấy hydro peroxide là an toàn, có hiệu quả hay có ích trong điều trị ung thư". Họ cũng khuyến cáo các bệnh nhân ung thư cần "duy trì việc chăm sóc của các bác sĩ chuyên khoa, là những người sử dụng các phương pháp điều trị đã được thử thách và các thử nghiệm điều trị đã được phê chuẩn của các điều trị mới có triển vọng".
Hydro sunfua được sử dụng chủ yếu để sản xuất axit sunfuric và lưu huỳnh. Nó cũng được sử dụng để tạo ra nhiều loại sulfua vô cơ được sử dụng để tạo ra thuốc trừ sâu, da, thuốc nhuộm và dược phẩm. Hydrogen sulfide được sử dụng để sản xuất nước nặng cho các nhà máy điện hạt nhân (cụ thể là các lò phản ứng CANDU ). Hydrogen sulfide cũng có thể được sử dụng trong nông nghiệp như một chất khử trùng. Nó cũng được sử dụng rộng rãi trong phân tích hóa học. Lò luyện sắt, bãi chôn lấp, nhà máy chế biến thực phẩm và nhà máy bia là một số ví dụ về các nguồn công nghiệp sản xuất hoặc sử dụng hydro sunfua. Khí phải được xử lý đúng cách vì khí hydro sunfua phát thải có thể gây nguy hiểm.
Axit sunfuric là một trong hóa chất rất quan trọng, sản lượng axit sunfuric của một quốc gia có thể phản ánh về sức mạnh công nghiệp của quốc gia đó. Phần lớn lượng axit sunfuric (chiếm khoảng 60%) trên thế giới sản xuất ra được tiêu thụ cho phân bón, đặc biệt là superphotphat, amoni photphat và amoni sulfat. Khoảng 20 % axit sunfuric được sử dụng trong công nghiệp hóa chất để sản xuất chất tẩy rửa, nhựa tổng hợp, thuốc nhuộm, dược phẩm, chất xúc tác dầu mỏ, chất diệt côn trùng và chất chống đông, cũng như trong các quy trình khác nhau như axit hóa giếng dầu, khử nhôm, định cỡ giấy và xử lý nước. Khoảng 6% lượng axit sunfuric được sử dụng để sản xuất bột màu như sơn, men, mực in, vải trắng và giấy. Phần còn lại được phân tán vào vô số ứng dụng như sản xuất chất nổ, giấy bóng kính, vải dệt axetat và visco, chất bôi trơn, phi kim loại đen và pin.
Kali sunfua được tạo ra khi đốt cháy thuốc súng và là chất trung gian quan trọng trong nhiều hiệu ứng của pháo hoa, chẳng hạn như senko hanabi và một số công thức tạo ánh sáng lấp lánh của pháo hoa.
Kali nitrit (cần phân biệt với kali nitrat) là một hợp chất vô cơ với công thức hóa học KNO2. Nó là một muối ion tạo thành từ các ion kali K+ và ion nitrit NO2−, tạo thành một tinh thể màu trắng hoặc hơi vàng, có tính hút ẩm và hòa tan trong nước. Nó là một chất oxy hóa mạnh và có thể đẩy nhanh quá trình đốt các vật liệu khác. Giống như các muối nitrit khác như natri nitrit, kali nitrit là chất độc nếu nuốt phải, và xét nghiệm cho thấy nó có thể gây đột biến hoặc gây quái thai. Găng tay và kính an toàn thường được sử dụng khi xử lý kali nitrit.
Muối kali nitrat dùng để: Chế tạo thuốc nổ đen với công thức: 75% KNO3, 10% S và 15% C. Khi nổ, nó tạo ra muối kali sunfua, khí nitơ và khí CO2: 2KNO3 + S + 3C →to K2S + 3CO2 + N2. Làm phân bón, cung cấp nguyên tố kali và nitơ cho cây trồng. Bảo quản thực phẩm trong công nghiệp. Điều chế oxi với lượng nhỏ trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng nhiệt phân. Điều chế HNO3 khi tác dụng với axit khó bay hơi: H2SO4 + 2KNO3 → K2SO4 + 2HNO3. Phụ gia thực phẩm (E252). Kem đánh răng trị ê buốt.
Mangan(IV) oxit, thường gọi là mangan đioxit là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học là MnO2. Hợp chất này là một chất rắn có màu đen hoặc nâu này tồn tại trong tự nhiên dưới dạng khoáng sản pyrolusite, cũng là một quặng chính của kim loại mangan. Hợp chất này được sử dụng chủ yếu để chế tạo các loại pin tế bào khô, mà tiêu biểu là pin kiềm và pin kẽm-cacbon. MnO2 cũng được sử dụng làm chất tạo màu và là tiền thân của các hợp chất mangan khác, chẳng hạn như KMnO4. Nó còn được sử dụng làm chất xúc tác trong tổng hợp hữu cơ, ví dụ, trong quá trình oxy hóa rượu allylic. Thuốc màu Mangan đioxit, dưới dạng than non nâu, là một trong những hợp chất tự nhiên sớm nhất được tổ tiên của con người sử dụng. Nó được sử dụng như là một sắc tố (màu), ít nhất là từ thời trung cổ. Hợp chất có thể được sử dụng đầu tiên với mục đích dùng để sơn lên cơ thể, sau đó áp dụng dần cho các bức tranh trong hang động. Một số bức tranh hang động nổi tiếng nhất ở châu Âu được thực hiện bằng phương pháp sử dụng hợp chất mangan đioxit.
Mangan(II) sunfat thường nói đến một hợp chất vô cơ với công thức hóa học MnSO4. Chất rắn dễ chảy nước màu hồng nhạt này là muối mangan(II) có ý nghĩa thương mại lớn. Gần 260 nghìn tấn mangan(II) sunfat đã được sản xuất trên toàn thế giới vào năm 2005. Chất này là tiền chất để sản xuất mangan kim loại và nhiều hợp chất khác. Đất đai nông nghiệp bị thiếu vi lượng mangan được cân bằng lại bằng muối này.
- Đinitơ pentoxit là một oxit có công thức là N2O5, không bền và là một chất nổ. Đinitơ pentôxít không tạo được từ phản ứng giữa nitơ và oxy. - Dinitrogen pentoxide có liên quan đến việc chuẩn bị thuốc nổ - Dinitrogen pentoxide, ví dụ như một giải pháp trong chloroform , đã được sử dụng làm thuốc thử để giới thiệu chức năng NO 2 trong các hợp chất hữu cơ
Sự thật hoá học thú vị
Sự thật thú vị về nhà Hóa học Amedeo Avogadro
24 thg 2, 2021
Sự thật thú vị về Gali
20 thg 2, 2021
Interesting Facts about Gallium
20 thg 2, 2021
Interesting Facts About Zinc
20 thg 2, 2021
Sự thật thú vị về Kẽm
20 thg 2, 2021
Sự thật thú vị về Đồng
19 thg 2, 2021
Interesting facts about copper metal
19 thg 2, 2021
Sự thật thú vị về Niken
19 thg 2, 2021
Interesting facts about Nickel
19 thg 2, 2021
Sự thật thú vị về Coban
17 thg 2, 2021
Một số định nghĩa thường dùng
Mol
4 thg 8, 2019
Độ âm điện
4 thg 8, 2019
Kim loại
20 thg 11, 2019
Nguyên tử
20 thg 11, 2019
Phi kim
25 thg 12, 2019
Tính chất của Phi kim
25 thg 12, 2019
Benzen
25 thg 12, 2019
Liên kết hóa học
1 thg 1, 2020
Nguyên tố hóa học
1 thg 1, 2020
Phân tử
1 thg 1, 2020
Bài viết phổ biến
Liên hệ Hi88 - Khám Phá Thế Giới Cá Cược Đầy Hấp Dẫn
21 thg 1, 2025
Nổ Hũ Thần Tài SHBET – Cơ Hội Giành Giải Thưởng Lớn
19 thg 1, 2025
Bắn cá online - Trải nghiệm thú vị dành cho tân thủ
19 thg 1, 2025
OKVIP - Thế Giới Giải Trí Đẳng Cấp Hàng Đầu Hiện Nay
11 thg 1, 2025