1. Định nghĩa
Năm 1811, nhà khoa học người Ý Avogadro lần đầu tiên nêu khái niệm phân tử để chỉ những hạt nhỏ nhất của một chất khí có khả năng tồn tại độc lập, chứa ít nhất hai nguyên tử (lúc đó người ta chưa biết khí trơ, những chất khí tồn tại dưới dạng từng nguyên tử riêng biệt).
Ngày nay, người ta cho rằng: "phân tử gồm một số giới hạn các hạt nhân nguyên tử và các electron tương tác với nhau và được phân bố một cách xác định trong không gian tạo thành một cấu trúc vững bền".
Ví dụ:
CO là phân tử cacbon monoxit cháy được (là một thành phần trong khí than dùng làm chất đốt).
CO2 là phân tử cacbon dioxit, không cháy được (dùng để dập tắt các đám cháy lớn).
2. Thành phần của phân tử
Phân tử được tạo ra từ các hạt nhỏ hơn, là nguyên tử hay ion
Nếu phân tử được tạo ra từ các nguyên tử cùng loại, ta có đơn chất; nếu phân tử được tạo ra từ hai loại nguyên tử trở lên, ta có hợp chất.
Phân tử có thể được tạo ra từ một nguyên tử. Đó là phân tử đơn nguyên tử. Đây là các phân tử đơn chất.
Hầu hết các đơn chất đơn chất đơn nguyên tử là kim loại như Na, Mg, Al, Cu, Ag, Fe... Cũng có các đơn chất đơn nguyên tử là phi kim như S, C, P,...
Phân tử có thể được tạo ra từ 2 nguyên tử trở lên: đó là các phân tử nhiều nguyên tử
Phân tử nhiều nguyên tử là đơn chất như là H2 ; O2; Cl2
Hợp chất là các chất mà phân tử gồm nhiều loại nguyên tử
Phân tử hợp chất có 2 nguyên tử như HCl; CO...
Phân tử hợp chất có 3 nguyên tử như H2O; CO2...
....
Có phân tử được tạo ra từ hàng nghìn nguyên tử: đó là các phân tử polime (cao phân tử) như polietilen (PE), tinh bột , polipeptit...
3. Một số đặc điểm về phân tử
Nói một cách tổng quát, người ta thường phải xét khối lượng, điện tích, cấu tạo, tính chất của phân tử...