Phương Trình Hoá Học

Nguyên tố hóa học là gì?

Tính chất hóa học của nguyên tố phụ thuộc vào số electron của nguyên tử nguyên tố đó và do đó phụ thuộc vào số đơn vị điện tích hạt nhân Z của nguyên tử. Như vậy, các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân Z thì có cùng tính chất hóa học.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Định nghĩa

Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.

Thí dụ:

- Tất cả các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân là 11 đều thuộc nguyên tố natri. Chúng đều có 11 proton và 11 electron.

- Chẳng hạn nguyên tố oxi có số đơn vị điện tích dương của hạt nhân nguyên tử bằng 8. Trong thực tế có ba nguyên tử oxi với khối lượng khác nhau là 16, 17,18 nhưng đều có số đơn vị điện tích hạt nhân bằng 8, đó là các nguyên tử khác nhau (hay các đồng vị) của nguyên tố oxi.

Như vậy, số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) là yếu tố quyết định của một nguyên tố hóa học. Trị số Z thay đổi đồng nghĩa với việc chuyển từ nguyên tố hóa học này sang nguyên tố hóa học khác. 

Chẳng hạn hai nguyên tử cùng khối lượng 40, một nguyên tử có Z=19 nguyên tử kia có Z=20. Đó là hai nguyên tử của nguyên tố K và Ca

Cho đến nay, người ta đã biết 92 nguyên tố hóa học có trong tự nhiên và 26 nguyên tố nhân tạo được tổng hợp trong các phòng thí nghiệm hạt nhân.

Mở rộng

Nguyên tố hóa học là một khái niệm rộng, được dùng để chỉ các hạt vô cùng nhỏ: nguyên tử, ion có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Liên kết cộng hóa trị

Liên kết cộng hóa trị, còn gọi là liên kết phân tử là một liên kết hóa học được hình thành bằng việc dùng chung một hay nhiều cặp electron giữa các nguyên tử. Những cặp electron này được gọi là cặp electron dùng chung, và sự cân bằng lực hút và lực đẩy giữa các nguyên tử trong khi chia sẻ các electron được gọi là liên kết cộng hóa trị. Với nhiều phân tử, việc dùng chung electron cho phép mỗi nguyên tử đạt được cấu hình electron bền vững.

Xem chi tiết

Thuốc thử Tollens

Tollens Test là một phương pháp rất hữu ích để phân biệt giữa andehit và xeton. Phép thử định tính trong phòng thí nghiệm này còn được gọi là phép thử gương bạc.

Xem chi tiết

Tơ là loại hợp chất thiên nhiên hoặc tổng hợp dạng sợi dài, nhỏ với độ bền nhất định. Một số polime có thể dùng để chế tơ, đồng thời có thể dùng làm chất dẻo như poliamit, xenlulose axetat...

Xem chi tiết

Phương pháp trao đổi ion

Quá trình tương tác của dung dịch với pha rắn có tính chất trao đổi lớn trong pha rắn với còn có trong dung dịch. Và quá trình được dùng để tách các kim loại Pb, Zn, Cu, Hg, Cr, Ni, Cd, Mn… hợp chất As, P, CN các chất lỏng phóng xạ khỏi nước thải. Quá trình trao đổi ion có thể sử dụng với cation và anion hữu cơ hoặc vô cơ.

Xem chi tiết

Năng lượng ion hóa

Năng lượng Ion hóa I là năng lượng cần tiêu tốn để tách một electron ra khỏi nguyên tử ở thể khí không bị kích thích. Năng lượng ion hóa là đại lượng đặc trưng cho khả năng nhường electron của nguyên tử, nghĩa là đặc trưng cho tính kim loại của nguyên tố. I càng nhỏ nguyên tử càng dễ nhường electron, do đó tính kim loại và tính khử của nguyên tố càng mạnh.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.