Kẽm là kim loại có màu bạc xanh, nằm ở ô thứ 30 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Nó được biết đến là một khoáng chất thiết yếu giúp giữ cho các enzym trong cơ thể hoạt động, thiếu hụt kẽm có thể làm chậm tăng trưởng và cản trở hệ thống miễn dịch. Ngày nay, hầu hết sản lượng kẽm được sản xuất ra được phục vụ cho công nghiệp mạ kẽm. Dưới đây là 10 sự thật thú vị về nguyên tố kẽm - kim loại phong phú thứ hai trong cơ thể người sau sắt.
Vị trí của kẽm trong Bảng hệ thống tuần hoàn
10 Sự thật thú vị về kẽm
1. Kẽm còn được gọi với cái tên thương mại là "spelter". Mặc dù kẽm đã được con người sử dụng từ thời cổ đại nhưng phải đến năm 1746 nó mới được nhà hóa học người Đức Andreas Marggraf phân lập từ quặng calamine bằng cách đốt nóng carbon với quặng đó.
2. Paracelsus - một bác sĩ, nhà giả kim và nhà chiêm tinh học người Đức gốc Thụy Sĩ là người đã phát hiện kẽm, tên của nó xuất phát từ từ tiếng Đức "Zinn" có nghĩa là "thiếc". Nó là kim loại lần đầu tiên được sản xuất ở Ấn Độ vào thế kỷ 12. Tuy nhiên, châu Âu đã phát hiện ra kim loại này vào cuối thế kỷ 16.
Kẽm là một kim loại có màu bạc xanh
3. Kẽm là nguyên tố phong phú thứ 24 trong vỏ Trái Đất. Nó là nguyên tố phong phú thứ 30 trong nước biển.
4. Bạn có biết rằng hơn một nữa sổ kẽm được khai thác được sử dụng để mạ các kim loại khác như thép và sắt. Bên cạnh đó, kẽm cũng được sử dụng để tạo hợp kim với các kim loại khác như đồng thau ( đồng - kẽm) đã được sử dụng từ thời cổ đại. Ngoài ra các hợp kim của kẽm còn được sử dụng cho nhiều ứng dụng như làm đường ống, đúc khuôn cho các bộ phân ô tô và các thiết bị cảm biến. Kẽm còn có mặt trong thành phần của kem chống nắng, thuốc mỡ, bê tông, sơn và thậm chí là chất đẩy cho tên lửa mô hình.
5. Trước năm 1982, để tạo ra 1 đồng xu của Mỹ thì hàm lượng đồng là 95% còn kẽm là 5%. Sau năm 1982, đồng xu chủ yếu được làm từ kẽm với 97,5% Kẽm và 2,5% đồng do kẽm rẻ hơn đồng.
Sau năm 1982, đồng xu chủ yếu được làm từ kẽm với 97,5% Kẽm và 2,5% đồng do kẽm rẻ hơn đồng.
6. Kẽm là một khoáng chất dinh dưỡng cần thiết cho con người và động vật. Nó là kim loại vi lượng phổ biến thứ hai được tìm thấy trong cơ thể chúng ta. Ở người trưởng thành, hàm lượng kẽm có mặt từ 1,4 đến 2,3 gam.
7. Kẽm giúp hệ thống miễn dịch của chúng ta chống lại vi khuẩn và vi rút xâm nhập trong khi các tế bào của chúng ta cần kẽm để giúp xây dựng DNA. Cơ thể chúng ta cần kẽm để tăng trưởng và phát triển đúng cách, điều này rất quan trọng đối với trẻ em và trong thời kỳ mang thai. Thiếu kẽm cũng có thể là một yếu tố nguyên nhân dẫn đến suy giảm thị lực do tuổi tác.
Kẽm giúp hệ thống miễn dịch của chúng ta chống lại vi khuẩn và vi rút xâm nhập trong khi các tế bào của chúng ta cần kẽm để giúp xây dựng DNA
8. Bạn có thể cung cấp kẽm thông qua một số thực phẩm như thịt nạc đỏ (thịt bò, thịt cừu và gan, hải sản như hàu và tôm hùm); ngũ cốc nguyên hạt, hạt, đậu, quả hạch và hạnh nhân đều là những nguồn tốt nếu được trồng trên đất giàu kẽm.
Bạn có thể cung cấp kẽm thông qua một số thực phẩm như thịt nạc đỏ (thịt bò, thịt cừu và gan, hải sản như hàu và tôm hùm); ngũ cốc nguyên hạt, hạt, đậu, quả hạch và hạnh nhân đều là những nguồn tốt nếu được trồng trên đất giàu kẽm.
9. Kẽm cacbonat được xác định trong những viên thuốc lâu đời nhất được cho là dùng chữa đau mắt, được tìm thấy trên một con tàu La Mã bị đắm vào năm 140 Trước Công nguyên.
10. Mặc dù kẽm là một yêu cầu thiết yếu để có sức khỏe tốt, nhưng dư thừa kẽm có thể có hại, ngăn cản sự hấp thụ đồng và sắt. Đồng xu Hoa Kỳ được làm bằng 97,5% kẽm và đã có trường hợp nhiễm độc kẽm sau khi người và chó ăn phải đồng xu.