Phương Trình Hoá Học

Phi kim là gì?

Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron; ngoại trừ hiđrô, phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron trừ hiđrô . Phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn. Hầu hết các phi kim không dẫn điện . Phi kim thường tồn tại ở dạng phân tử . Một số nguyên tố có sự biến tính, ví dụ như cacbon graphit có thể dẫn điên. kim cương thì không. Phi kim bao gồm Các khí hiếm, Các halogen , Các phi kim còn lại: ôxy, lưu huỳnh, selen, nitơ, phốtpho, cacbon, hiđro.

Tính chất vật lý của phi kim

- Trong điều kiện thường, phi kim tồn tại dưới cả ba trạng thái:

+ Rắn: C, P, S, ...

+ Lỏng: Br2, ...

+ Khí: O2, H2, Cl2, N2,...

- Hầu hết các phi kim đều không dẫn nhiệt và điện

- Có độ nóng chảy thấp

Ví dụ: Nhiệt độ nóng chảy của P, S, Br2 lần lượt là 44.2C; 115.2C; -7.2C

- Một số phi kim có tính độc hại như: Cl2, I2, Br2

Tính chất hóa học của phi kim

Tác dụng với kim loại

- Nhiều phi kim tác dụng được với kim loại để tạo thành muối

2Na    +   Cl2   →    2NaCl

  Fe    +    S     →    FeS (đen)

2Al     +   3S    →     Al2S3

- Oxi tác dụng với kim loại, tạo thành oxit kim loại

2Cu   +   O2     →   2CuO

3Fe   +   2O2   →   Fe3O4

2Zn   +   O2   →   2ZnO

Kết luận: Khi cho phi kim tác dụng với kim loại sẽ tạo thành muối hoặc oxit kim loại

Tác dụng với Hiđro

- Cho Oxi phản ứng với Hiđro sẽ tạo thành hơi nước

O2   +     2H2     →    2H2O

- Cho Clo tác dụng với Hiđro, ban đầu sẽ tạo ra khí Hiđroclorua không màu, làm đổi màu quỳ tím sang đỏ. Khí này tan trong nước tạo thành dung dịch axit HCl.

H2   +   Cl2   →   2HCl

Kết luận: Khi cho phi kim phản ứng với Hiđro sẽ tạo thành hợp chất khí.

Tác dụng với oxi

- Hầu hết các phi kim tác dụng được với oxi đều tạo thành oxit axit.

+ Khi cho Photpho cháy trong Oxi với ngọn lửa sáng chói, phản ứng xảy ra mạnh tạo khói trắng bám vào thành bình ở dạng bột (P2O5)

4P   +  5O2   →  P2O5

+ Khi cho lưu huỳnh cháy trong Oxi với ngọn lửa sáng xanh, sinh ra khí không màu, mùi hắc (SO2)

S   +   O2    →  SO2

Mức độ hoạt động của phi kim

- Tương tự như kim loại, trong bảng tuần hoàn đi từ trên xuống dưới

+ Những phi kim hoạt động mạnh: F2, O2, Cl2... (F2 – là phi kim mạnh nhất).

+ Các phi kim hoạt động yếu hơn: S, P, C, Si...

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Phản ứng hóa học

Qúa trình biến đổi từ chất thành thành chất khác gọi là phản ứng hóa học. Chất ban đầu, bị biến đổi trong phản ứng được gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia), chất mới sinh ra sau phản ứng được gọi là sản phẩm. Phản ứng hóa học được ghi theo phương trình hóa học. Trong quá trình phản ứng, lượng chất tham gia phản ứng giảm dần, lượng sản phẩm tăng dần.

Xem chi tiết

Khí hiếm

Các nguyên tố khí hiếm thuộc vào nhóm VIIIA trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố và gồm có: heli (He), neon (Ne), agon (Ar), kripton (Kr), xenon (Xe) và radon (Rn). Các nguyên tử khí hiếm có lớp vỏ ngoài cùng là ns2np6 đã điền đủ electron. Cấu hình electron này rất bền như đã thấy qua năng lượng ion hóa cao của các khí hiếm, nhất là của những khí hiếm nhẹ. Chính lí thuyết cổ điển về liên kết ion và liên kết cộng hóa trị đều đã được xây dựng xuất phát từ tính bền của cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm.

Xem chi tiết

Sự lai hóa obitan nguyên tử

Khái niệm lai hóa được Pauling đưa ra trong khuôn khổ của thuyết VB. Phân tử Hidro là trường hợp đơn giản nhất vì nguyên tử H chỉ có AO hóa trị 1s. Để có được sự lí giải phù hợp thực nghiệm cho các phân tử phức tạp, bắt buộc phải mở rộng tới các AO hóa trị ns, np,... mà n>1. Lai hóa là sự tổ hợp tuyến tính các AO hóa trị nguyên chất (hay thuần khiết) chỉ có số lượng tử l khác nhau của cùng một nguyên tử tạo ra các AO mới có cùng năng lượng.

Xem chi tiết

Cycloankan

Cycloankan hay ankan vòng là các hợp chất hữu cơ với một hay nhiều vòng cacbon trong đó các nguyên tử hiđrô được đính vào phù hợp với công thức CnH2n-2x, trong đó x là số cạnh chung cho các vòng (cạnh chung chỉ tính một lần).

Xem chi tiết

Ankadien

Ankadien, Dien hay Diolefin là tên gọi của các hiđrôcacbon không no, mạch hở có 2 liên kết nối đôi trong phân tử. Công thức chung của dãy đồng đẳng Ankadien là: CnH2n-2 (n ≥ 3).

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.