Phương Trình Hoá Học

Aminoaxit là gì?

Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử có mặt đồng thời hai nhóm chức: Nhóm amino (-NH2) và nhóm cacboxylic (-COOH). Đáng chú ý là các amino axit tham gia trong thành phần phân tử của các protein đều thuộc loại anpha-amino axit. Trong số trên hai mươi amino axit thiên nhiên có những chất là amino axit không thay thế được. Đó là những amino axit cần cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Các amino axit này không thể tổng hợp được trong cơ thể động vật mà phải đưa từ ngoài vào qua thức ăn.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Định nghĩa

Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH)

Thí dụ, H2N-CH2-COOH; R-(H2N​)CH-COOH; R-(H2N​)CH-CH2-COOH; H2N​-C6H4-COOH

2. Cấu tạo phân tử

Ví nhóm COOH có tính axit, nhóm H2N​ có tính base nên ở trạng thái kết tinh amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực. Trong dung dịch, dạng ion lưỡng cực chuyển một phần nhỏ thành dạng phân tử.

3. Danh pháp

Có thể coi amino axit là axit cacboxylic có nhóm thế amino ở gốc hidrocacbon. Do đó, tên gọi của các amino axit xuất phát từ tên của axit cacboxylic tương ứng (tên thay thế, tên thông thường), có thêm tiếp đầu ngữ amino và chữ số (2,3...) hoặc chữ cái Hi Lạp (α, β, γ, δ, ε, ...) chỉ vị trí nhóm H2N​ trong mạch. Ngoài ra các α- amino axit có trong thiên nhiên gọi là amino axit thiên nhiên đều cso tên riêng và hầu hết có công thức chung là nhưng vẫn gọi tên theo dạng R-(H2N​)CH-COOH (R là phần còn lại của phân tử).

Tên một số amino axit thông dụng

4. Tính chất vật lí 

Mặc dầu amino axit có chứa đồng thời trong phân tử nhóm amino và nhóm cacboxyl H2NCHRCOOH, nhưng nhiều tính chất vật lí và hóa học không phù hợp với công thức cấu trúc này. Khác hẳn với amin và axit cacboxylic, amino axit là những chất kết tinh không bay hơi, nóng chảy kèm theo sự phân hủy ở nhiệt độ tương đối cao. Chúng không tan trong các dung môi không phân cực như benzen, ete (hoặc ete dầu hỏa) nhưng lại tan trong nước. Phân tử amino axit có độ phân cực cao, lực hút tĩnh điện giữa các phân tử lớn. Dung dịch nước của amino axit có tính chất của dung dịch các chất có momen lưỡng cực cao, các hằng số về độ base và độ axit đối với nhóm amino và nhóm cacboxyl đặc biệt nhỏ. Những tính chất trên rất phù hợp với cấu trúc ion lưỡng cực (muối nội).

5. Tính chất hóa học

a. Tính chất axit - base của dung dịch amino axit

- Làm đổi màu chất chỉ thị: Sự đổi màu của chất chỉ thị (chẳng hạn quỳ tím) phụ thuộc vào số lượng nhóm amino và nhóm cacboxyl trong phân tử amino axit

+ Nếu số nhóm H2N​ bằng số nhóm COOH thì dung dịch gần như trung tính, quỳ tím không đổi màu.

Thí dụ: Phân tử glyxin có một nhóm COOH và một nhóm H2N​ nên quỳ tím không đổi màu.

+ Nếu số nhóm H2N​ lớn hơn số nhóm COOH thì dung dịch có môi trường base, quỳ tím chuyển sang màu xanh.

Thí dụ: Phân tử lysin có hai nhóm H2N​ và một nhóm COOH nên dung dịch có môi trường base, quỳ tím chuyển sang màu xanh.

+ Nếu số nhóm H2N​ nhỏ hơn số nhóm COOH thì dung dịch có môi trường axit, quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Thí dụ: Phân tử axit glutamic có hai nhóm COOH và 1 nhóm H2N​ nên dung dịch có môi trường axit, quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

- Tác dụng với axit vô cơ mạnh cho muối

Thí dụ: H2N-CH2-COOH​ + HCl ClNH3-CH2-COOH

- Tác dụng với base mạnh cho muối và nước

H2N-CH2-COOH​+ NaOH H2N​-CH2-COONa + H2O

Như vậy, amino axit có tính chất lưỡng tính.

b. Phản ứng este hóa nhóm COOH

Tương tự axit cacboxylic, amino axit phản ứng được với ancol (Có axit vô cơ mạnh làm chất xúc tác) cho este. 

H2N-CH2-COOH​ + C2H5OH H2N​CH2COOC2H5 + H2O

c. Phản ứng của nhóm H2N​ với HNO2

H2N-CH2-COOH​ + HNO2 OHCH2COOH + N2 + H2O

d. Phản ứng trùng ngưng

Khi đun nóng axit 6-aminohexanoic (còn gọi là axit -aminocaproic) hoặc axit 7-aminoheptanoic (Axit -aminocnantoic) với xúc tác thì xảy ra phản ứng trùng ngưng tạo thành polime thuộc loại poliamit.

Trong phản ứng trùng ngưng amino axit, OH của nhóm COOH ở phân tử amino axit này kết hợp với H của nhóm H2N​ ở phân tử amino axit kia tạo thành H2O và sinh ra polime do các gốc amino axit kết hợp với nhau, thí dụ

6. Ứng dụng

- Amino axit thiên nhiên (hầu hết là α-amino axit) là cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống 

- Muối mononatri của axit glutamic được dùng làm mì chính (hay bột ngọt) 

- Axit ε-aminocaproic và axit ω-aminoenantoic là nguyên liệu sản xuất tơ tổng hợp (nilon – 6 và nilon – 7) 

- Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh, methionin (CH3–S–CH2–CH2–CH(H2N​)–COOH) là thuốc bổ gan

 

 

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Hành tây và công dụng chữa bệnh

Hành tây là nguyên liệu được dùng chủ yếu trong nhiều món ăn, được chế biến rất đa dạng từ nướng, luộc, chiên, rang, xào, lăn bột chiên thậm chí là ăn sống. Bên cạnh việc chế biến đa dạng, phong phú thì công dụng chữa bệnh của hành tây cũng được rất nhiều người quan tâm. Hành tây có chứa nhiều chất chống oxy hóa cao và các hợp chất lưu huỳnh nên có tác dụng kháng viêm đồng thời giảm nguy cơ ung thư, hạ lượng đường trong máu và cải thiện sức khỏe của xương.

Xem chi tiết

Khối lượng ion

Khối lượng ion là khối lượng của một ion tính bằng đơn vị cacbon. Do khối lượng của các điện tử mất đi (tao ion duơng) hay nhận vào (tạo ion âm) rất không đáng kể so với khối lượng nguyên tử nên khối lượng ion bằng tổng khối lượng của các nguyên tử tạo nên ion.

Xem chi tiết

Quặng Graphit được dùng làm phân bón

Những nghiên cứu ban đầu của công ty Công ty Acher Exploration tại Ôxtrâylia cho thấy các dưỡng chất vĩ mô cũng như các chất vi dinh dưỡng nằm trong loại graphit độc đáo nói trên có thể được giải phóng chậm trong các điều kiện đất ngâm nước và có thể lưu lại trong đất để cung cấp dần dần các chất vi dinh dưỡng trong thời gian dài, nhờ đó đảm bảo cây trồng sẽ nhận được chất dinh dưỡng trong các chu kỳ sinh trưởng khác nhau.

Xem chi tiết

Kim loại kiềm thổ

Các kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA của bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố. Chúng bao gồm những nguyên tố: berili (Be), magie (Mg), canxi (Ca), stronti (Sr), bari (Ba) và radi (Ra). Chúng được gọi là kim loại kiềm thổ vì một mặt các oxit CaO, SrO và BaO tan được trong nước cho dung dịch kiềm mạnh và mặt khác các oxit đó có độ tan bé và độ bền nhiệt cao, nghĩa là có những tính chất của chất mà ngày xưa các nhà giả kim thuật gọi là "thổ" (nghĩa là đất). Để đơn giản khi phân loại nguyên tố, ta xếp Be và Mg vào nhóm kim loại kiềm thổ cùng với Ca, Sr, Ba. Chúng là những kim loại hoạt động và hoạt tính đó tăng lên dần từ Be đến Ra

Xem chi tiết

Phép đo Permanganat

Nguyên tắc của phương pháp Permanganat vận dụng khả năng oxy hóa của permanganat. Phản ứng thường được thực hiện trong môi trường acid và muối duy nhất được sử dụng là muối kali.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.