Phương Trình Hoá Học

Các nguyên tắc của hóa học xanh do Paul Anastas và John Warner đề nghị là gì?

Việc thế kế các quá trình hóa học cũng như các sản phẩm liên quan thân thiện với môi trường ngày nay thường dựa theo mười hai nguyên tắc chung của hóa học xanh, do hai nhà khoa học Hoa Kỳ Paul Anastas và John Warner đề xuất vào năm 1998. Các nguyên tắc này được xem như là kim chỉ nam của các hoạt động nghiên cứu cũng như các hoạt động sản xuất nhằm mục đích đạt được các kết quả mong muốn là xây dựng được quá trình hóa học và tạo ra sản phẩm thật sự bền vững. Trong đó, ý tưởng chủ đạo là "phòng ngừa thay vì giải quyết hậu quả" hay còn gọi là phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

 Nguyên tắc thứ nhất - phòng ngừa chất thải (waste prevention)

Tích cực hạn chế tối đa việc hình thành chất thải độc hại trong một quy trình sẽ có hiệu quả đáng kể hơn so với việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp để xử lý lượng chất thải đã được sinh ra.

Nguyên tắc thứ hai - tiết kiệm nguyên tử (Atom economy)

Các quy trình tổng hợp phải được thiết kế sao cho lượng nguyên liệu sử dụng phải được chuyển hóa đến mức tối đa thành sản phẩm mong muốn.

Nguyên tắc thứ ba - sử dụng quá trình tổng hợp ít độc hại nhất (less hazardous chemical synthesis)

Bất cứ lúc nào có thể, các quá trình tổng hợp phải được thiết kế sao cho các hóa chất hoặc được sử dụng, hoặc được sinh ra trong quá trình đó phải ít hoặc không độc hại cho con người cũng như cho môi trường sống.

Nguyên tắc thứ tư - thiết kế các hóa chất an toàn hơn (Designing safer chemicals)

Các sản phẩm hóa chất phải được thiết kế sao cho bảo đảm được các tính năng cần thiết ở mức tốt nhất đồng thời độc tính của chúng phải được hạn chế đến mức thấp nhất có thể được.

Nguyên tắc thứ năm - sử dụng dung môi và chất trợ an toàn hơn (safer solvents and auxiliaries)

Việc sử dụng các chất trợ cho quá trình như dung môi hoặc chất trợ phân riêng phải được hạn chế đến mức thấp nhất có thể được. Khi không thật sự cần thiết, không nên sử dụng chất trợ cho quá trình. Trong trường hợp bất khả kháng phải sử dụng chất trợ, chúng phải là những chất không độc hại.

Nguyên tắc thứ sáu - thiết kế quá trình để đạt được hiệu quả năng lượng (Design for energy efficiency)

Năng lượng sử dụng cho các quá trình hóa học phải được giảm đến mức thấp nhất có thể được, và khi sử dụng năng lượng phải lưu ý tác động của nó đến các vấn đề kinh tế và môi trường. Nếu có thể được, các quá trình hóa học nên được tiến hành ở nhiệt độ thường và áp suất thường để tiết kiệm năng lượng.

Nguyên tắc của hóa học xanh

Nguyên tắc thứ bảy - sử dụng nguyên liệu có khả năng tái tạo (use of renewable feedstocks)

Khi có thể thực hiện được cả về mặt kỹ thuật lẫn kinh tế, nên sử dụng các nguyên vật liệu có khả năng tái tạo được thay vì sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc dầu mỏ đang có nguy cơ cạn kiệt dần.

Nguyên tắc thứ tám - hạn chế quá trình tạo dẫn xuất (reduce derivatives)

Các giai đoạn tạo dẫn xuất trong các quá trình tổng hợp như giai đoạn bảo vệ nhóm chức, khóa nhóm chức, biến đổi tạm thời của các quá trình vật lý hay hóa học... phải được hạn chế sử dụng hoặc tránh sử dụng nếu có thể được. Việc sử dụng các giai đoạn này sẽ tiêu tốn thêm hóa chất, năng lượng, và có khả năng tạo ra nhiều chất thải độc hại.

Nguyên tắc thứ chín - sử dụng xúc tác (catalysis)

Trong các quá trình hóa học, nên sử dụng xúc tác có độ chọn lọc cao nhất có thể được thay vì sử dụng phương pháp hóa chất tỷ lượng. Sự có mặt của xúc tác sẽ giảm lượng hóa chất sử dụng và nâng cao hiệu quả của quá trình một cách đáng kể.

Nguyên tắc thứ mười - thiết kế sản phẩm phân hủy được (design for degradation)

Các sản phẩm hóa học phải được thiết kế sao cho sau khi sử dụng xong và thải ra môi trường, chúng không tồn tại lâu dài trong môi trường mà phải có khả năng tự phân hủy dễ dàng thành những hợp chất không độc hại.

Nguyên tắc thứ mười một - phân tích sản phẩm ngay trong quy trình (on-line analysis, real -time analysis)

Các phương pháp phân tích lấy số liệu từ các quá trình hóa học phải được phát triển và cải tiến để cho phép thực hiện khả năng phân tích on-line, từ đó có thể giám sát và điều khiển quá trình trực tiếp và hiệu quả hơn, tránh việc hình thành các hóa chất độc hại trong quá trình phân tích lấy số liệu bằng thực nghiệm.

Nguyên tắc thứ mười hai - hóa học an toàn và phòng ngừa tai nạn (Safer chemistry for acciedent prevention)

Bản chất của hóa chất, và cả trạng thái vật lý của hóa chất được sử dụng trong các quá trình hóa học phải được lựa chọn sao cho khả năng gây ra tai nạn như cháy nổ hay khả năng phóng thích ra môi trường phải được hạn chế đến mức thấp nhất có thể được. Nguyên tắc này được lưu ý đối với các hóa chất có độ hoạt động cũng như có độc tính cao.

 

 

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Vật liệu nano và ứng dụng

Vật liệu nano là loại vật liệu có cấu trúc các hạt, các sợi, các ống, các tấm mỏng,...Kích thước của vật liệu nano trải một khoảng khá rộng, từ vài nm đến vài trăm nm. Vật liệu nano là đối tượng của hai lĩnh vực là khoa học nano và công nghệ nano, nó liên kết hai lĩnh vực trên với nhau.

Xem chi tiết

Cycloankan

Cycloankan hay ankan vòng là các hợp chất hữu cơ với một hay nhiều vòng cacbon trong đó các nguyên tử hiđrô được đính vào phù hợp với công thức CnH2n-2x, trong đó x là số cạnh chung cho các vòng (cạnh chung chỉ tính một lần).

Xem chi tiết

Protein

Protein hay còn gọi là chất đạm, là những phân tử sinh học hay đại phân tử, chứa một hoặc nhiều mạch các acid amin, liên kết với nhau bởi liên kết peptid. Các protein khác nhau chủ yếu do về trình tự các acid amin khác nhau, trình tự này do các nucleotide của gen quy định.Trong tự nhiên có khoảng 20 acid amin, trong đó có 9 acid amin thiết yếu cơ thể không tự tạo ra được mà phải cung cấp từ bên ngoài, số còn lại gọi là acid amin không thiết yếu vì cơ thể có thể tự tổng hợp được.

Xem chi tiết

Phương pháp chiết

Từ nguồn thiên nhiên hay bằng con đường tổng hợp, thường người ta không thu được ngay một hợp chất hữu cơ mà được một hỗn hợp các chất hữu cơ với hàm lượng khác nhau. Để nghiên cứu cấu trúc, tính chất hoặc ứng dụng của một hợp chất, cần phải tách nó ra khỏi hỗn hợp tức là tinh chế nó thành chất tinh khiết. Trong đó phương pháp chiết là phương pháp dùng một dung môi thích hợp hòa tan chất cần tách thành một pha lỏng (gọi là dịch chiết ) phân chia khỏi pha lỏng (hoặc pha rắn) chứa hỗn hợp các chất còn lại.Tách lấy dịch chiết, giải phóng dung môi sẽ thu được chất cần tách.

Xem chi tiết

Hành tây và công dụng chữa bệnh

Hành tây là nguyên liệu được dùng chủ yếu trong nhiều món ăn, được chế biến rất đa dạng từ nướng, luộc, chiên, rang, xào, lăn bột chiên thậm chí là ăn sống. Bên cạnh việc chế biến đa dạng, phong phú thì công dụng chữa bệnh của hành tây cũng được rất nhiều người quan tâm. Hành tây có chứa nhiều chất chống oxy hóa cao và các hợp chất lưu huỳnh nên có tác dụng kháng viêm đồng thời giảm nguy cơ ung thư, hạ lượng đường trong máu và cải thiện sức khỏe của xương.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.