Phương Trình Hoá Học

Cách làm nến là gì?

Trong những ngày lễ - hội, nến là món đồ không thể thiếu trên các bàn thờ tổ tiên, trong các chùa chiền, cung điện và gia đình. Vậy cách làm ra những cây nến như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Làm nến màu

Ngày tế (Tết dương lịch và âm lịch), nếu chúng ta có hàng nến với ngọn lửa lung linh, đủ màu sắc để đón giao thừa thì hay biết bao nhiêu. 

Xin mách bạn cách làm ra những cây nến màu. Thân nến màu đỏ, ngọn lửa cũng có màu đỏ. Thân nến màu xanh, ngọn lửa cũng có màu xanh... và còn tỏa ra mùi thơm quyến rũ nữa.

Cách làm

- Thân nến làm bằng parafin, có thể mua parafin tại các cửa hàng hóa chất hoặc mua loại nến rẻ tiền để lấy parafin.

- Chất tạo màu cho thân cây nến là những chất màu có thể tan trong parafin nóng chảy như methy xanh (màu xanh), auramin (màu vàng), rodamin, eosin (màu đỏ)...

Cũng có thể tạo màu cho thân cây nến bằng cách đơn giản hơn là dùng phấn màu để bôi lên cây nến.

- Bấc nến làm bằng sợi bông, sợi lanh... không dùng sợi tổng hợp. Để bấc cháy không có tàn cần tẩm bấc bằng dung dịch natri borat hoặc natri photphat rồi phơi khô.

- Chất tạo màu cho ngọn lửa là các muối vô cơ

Hòa tan riêng từng muối vô cơ vào nước để được dung dịch bão hòa. Tẩm bấc vào dung dịch muối bão hòa rồi phơi khô

Khi cháy ngọn lửa sẽ có màu như sau:

+ KCl hay KNO3: màu tím (bởi K+)

+ NaCl hay NaNO3: màu vàng (bởi Na+)

+ LiCl hay LiNO3: đỏ thắm (bởi Li+)

+ CaCl2 hay Ca(NO3)2: đỏ gạch (bởi Ca2+)

+ BaCl2 hay Ba(NO3)2: xanh nõn chuối (bởi Ba2+)

+ CuCl2 hay CuSO4: xanh da trời (Cu2+)

2. Làm nến thơm

 

Chất thơm: dùng nước hoa hay tinh dầu có thể hòa tan vào parafin khi nóng chảy

Khi đã chuẩn bị xong parafin để làm thân cây nến có màu và có mùi thơ; nến tẩm dung dịch muối vô cơ tạo màu cho ngọn lửa, ta tiến hành đổ khuôn để đúc thành cây nến.

Khuôn nến có thể dùng các ống bằng kim loại hay chất dẻo đã có sẵn hoặc gò bằng sắt tây.

Đặt bấc vào khuôn, sao cho đúng tâm rồi cố định phía dưới và phía trên. Nấu chảy parafin rồi đổ vào khuôn. Để nguội và tháo khuôn. 

Parafin nóng chảy ở 50-55oC nhưng cần đun quá nhiệt độ này. Thường đổ khuôn ở 60-65oC. Nếu đổ khuôn ở nhiệt độ thấp hơn, parafin sẽ đông cứng nhanh và bề mặt nến không nhẵn. Ở nhiệt độ cao hơn, độ nhớt quánh của parafin thấp làm nó dễ chảy qua các khe hở của khuôn.

Có thể đúc cây nến có nhiều màu, mỗi khúc một màu hoặc có vân bằng cách đúc từng khúc hay trộn lẫn các màu.

Cũng có thể dùng một chất vừa để tạo màu cho thân cây vừa tạo màu cho ngọn lửa. Thí dụ như:

+ Nến xanh lá cây: dùng crom (III) oxit. Màu ngọn lửa cũng xanh lá cây do ion Cr3+. Điều chế chất này bằng cách nhiệt phân muối amoni dicromat hoặc nung nóng natri dicromat với lưu huỳnh.

+ Nến vàng: dùng natri cromat làm màu cho thân nến. Ngọn lửa cũng vàng nhờ ion Na+

Trong những ngày lễ lớn chúng ta xem pháo hoa rực rỡ, muôn màu. Pháo hoa cũng được chế tạo theo nguyên tắc trên

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Ancol

Ancol, còn gọi là rượu, trong hóa học là một hợp chất hữu cơ chứa nhóm -OH gắn vào một nguyên tử cacbon mà đến lượt nó lại gắn với một nguyên tử hydro hay cacbon khác. Trong đời sống thông thường, từ ancol được hiểu như là những đồ uống có chứa cồn, (cồn (etanol) hay ancol etylic) (C2H5OH).

Xem chi tiết

Nguyên tử khối

Nguyên tử khối (NTK) là khối lượng của một nguyên tử biểu diễn bằng đơn vị cacbon (đ.v.C). Mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng biệt. Vì vậy, dựa vào nguyên tử khối của một nguyên tố chưa biết ta xác định được đó là nguyên tố nào.

Xem chi tiết

Nguyên tố hóa học

Tính chất hóa học của nguyên tố phụ thuộc vào số electron của nguyên tử nguyên tố đó và do đó phụ thuộc vào số đơn vị điện tích hạt nhân Z của nguyên tử. Như vậy, các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân Z thì có cùng tính chất hóa học.

Xem chi tiết

Nước cứng

Nước có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người và hầu hết các ngành sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt. Nước thường dùng là nước tự nhiên, được lấy từ sông, suối, hồ, nước ngầm. Nước này hòa tan một số muối như Ca(HCO3)2; Mg(HCO3)2, CaSO4, MgSO4, CaCl2, MgCl2. Vì vậy, nước trong tự nhiên có các caiton Ca2+, Mg2+. Nước cứng là nước chứa nhiều cation Ca2+ và Mg2+

Xem chi tiết

Lợi ích và tác hại của cà phê

Cà phê là một thức uống được pha chế bằng hạt cà phê rang được lấy từ các loại quả mọng của cây Coffea. Tác dụng có lợi của cà phê đối với cơ thể con người đã được nhiều nghiên cứu chứng minh như người uống cà phê sẽ có tuổi thọ cao hơn, giảm nguy cơ ung thư 20%; nguy cơ tiểu đường type 2 giảm 20%; nguy cơ mắc Parkinson giảm 30%, nguy cơ mắc bệnh tim giảm 5%. Vậy cụ thể, uống cà phê sẽ mang lại những lợi ích gì cho sức khỏe và liệu cà phê có tác hại nào khi sử dụng hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.