Phương Trình Hoá Học

Chuẩn độ là gì? Khái niệm chuẩn độ? là gì?

Phương pháp chuẩn độ là phương pháp xác định hàm lượng các chất dựa trên việc đo thể tích dung dịch thuốc thử đã biết nồng độ chính xác được thêm từ từ vào dung dịch cần định lượng cho đến khi phản ứng vừa đủ với toàn bộ lượng chất cần xác định. Từ thể tích đã dùng của thuốc thử, người ta sẽ tính ra được lượng chất cần phân tích.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Nguyên tắc

 Phương pháp chuẩn độ là phương pháp xác định hàm lượng các chất dựa trên việc đo thể tích dung dịch thuốc thử đã biết nồng độ chính xác được thêm từ từ vào dung dịch cần định lượng cho đến khi phản ứng vừa đủ với toàn bộ lượng chất cần xác định. Từ thể tích đã dùng của thuốc thử, người ta sẽ tính ra được lượng chất cần phân tích.

Một số khái niệm cơ bản

- Dung dịch chuẩn độ còn được gọi là dung dịch thuốc thử

- Sự chuẩn độ: quá trình thêm từ từ dung dịch chuẩn bằng buret vào dung dịch của chất cần định lượng gọi là sự chuẩn độ. Có khi người ta làm ngược lại: dung dịch cần định lượng được rót vào buret.

- Điểm kết thúc: thời điểm tại đó ta kết thúc chuẩn độ

- Điểm tương đương: thời điểm mà thuốc thử phản ứng vừa đủ với chất cần định lượng gọi là điểm tương đương. Thông thường, hai điểm này không trùng nhau nghĩa là lượng thuốc thử đã tiêu thụ không tương đương với lượng chất cần xác định. Vì vậy, phương pháp chuẩn độ mắc sai số.

- Chất chỉ thị: để nhận biết điểm tương đương, người ta thường sử dụng những chất có khả năng gây ra các biến đổi dễ quan sát bằng mắt như: sự đổi màu, sự kết tủa... xảy ra rất gần điểm tương đương. 

2. Yêu cầu của phản ứng hóa học dùng trong chuẩn độ

Những phản ứng hóa học dùng trong phương pháp chuẩn độ cần thỏa mãn các yêu cầu sau:

a. Thuốc thử đã chọn phải phản ứng hoàn toàn với chất cần định lượng theo một phương trình phản ứng, nghĩa là theo một tỷ lệ hợp thức xác định.

b. Phản ứng phải diễn ra nhanh. Với các phản ứng chậm, cần làm tăng tốc độ của chúng bằng cách: đun nóng, thêm chất xúc tác thích hợp.

c. Phản ứng phải chọn lọc, nghĩa là thuốc thử chỉ tác dụng với chất cần định lượng, không phản ứng với bất kỳ chất nào khác (không có phản ứng phụ)

d. Phải có chỉ thị thích hợp để xác định điểm tương đương của phản ứng chuẩn độ với sai số chấp nhận được.

3. Phân loại

Thường người ta phân loại các phương pháp chuẩn độ theo bản chất của phản ứng chuẩn độ, có 4 loại

a. Chuẩn độ trung hòa

Phương pháp chuẩn độ này dựa trên phản ứng giữa axit và bazơ

Ví dụ: Chuẩn độ dung dịch NaOH bằng thuốc thử HCl 0,1N, hoặc ngược lại

b. Chuẩn độ tạo phức

Dựa trên phản ứng tạo phức chất giữa chất cần định lượng với thuốc thử. Phương pháp này được dùng để định lượng hầu hết các cation kim loại và một số anion. Thuốc thử phổ biến nhất có tên chung là complexon.

c. Chuẩn độ oxy hóa khử

Phương pháp này dựa trên phản ứng cho nhận electron giữa một chất khử và một chất oxy hóa. Nhiều thuốc thử được dùng để định lượng hầu hết các chất vô cơ và một số chất hữu cơ

Ví dụ: Chuẩn độ dung dịch oxy già bằng thuốc thử KMnO4 0,1N

d. Chuẩn độ kết tủa

Phương pháp này dựa trên phản ứng tạo kết tủa giữa thuốc thử và chất cần định lượng

Ví dụ: Xác định nồng độ dung dịch NaCl bằng dung dịch chuẩn AgNO3 0,1N

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Đồng đen

Một số tài liệu khoa học chia đồng thành 4 loại, gồm đồng đỏ, đồng thau, hợp kim đồng gạch niken và đồng đen. Đồng đen là hợp kim của đồng và thiếc, đôi lúc có cả kẽm, dùng để đúc tượng. Nhiều kim loại gặp lạnh thì co lại, nhưng đồng đen gặp lạnh lại nở ra. Đồng đen có khả năng chống mài mòn cao nên còn dùng để chế tạo các ổ bi.

Xem chi tiết

Axít formic

Axít formic (tên hệ thống axít metanoic) là dạng axit cacboxylic đơn giản nhất. Công thức của nó là HCOOH. Nó là một sản phẩm trung gian trong tổng hợp hóa hoc và xuất hiện trong tự nhiên, phần lớn trong nọc độc của ong và vòi đốt của kiến.

Xem chi tiết

Quặng Graphit được dùng làm phân bón

Những nghiên cứu ban đầu của công ty Công ty Acher Exploration tại Ôxtrâylia cho thấy các dưỡng chất vĩ mô cũng như các chất vi dinh dưỡng nằm trong loại graphit độc đáo nói trên có thể được giải phóng chậm trong các điều kiện đất ngâm nước và có thể lưu lại trong đất để cung cấp dần dần các chất vi dinh dưỡng trong thời gian dài, nhờ đó đảm bảo cây trồng sẽ nhận được chất dinh dưỡng trong các chu kỳ sinh trưởng khác nhau.

Xem chi tiết

Đồng

Đồng là nguyên tố hóa học ở ô thứ 29, chu kì 4, nhóm IB trong bảng hệ thống tuần hoàn, có kí hiệu hóa học là Cu. Đồng là kim loại dẻo và độ dẫn điện, dẫn nhiệt cao. Đồng nguyên chất mềm và dễ uốn, bề mặt đồng tươi có màu cam đỏ. Đồng được sử dụng làm chất dẫn điện và nhiệt, vật liệu xây dựng và thành phần của các hợp kim khác nhau.

Xem chi tiết

Nhôm

Nhôm là nguyên tố hóa học ở ô thứ 13, chu kì 3, nhóm IIIA trong bảng hệ thống tuần hoàn. Nhôm là kim loại phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất. Nhôm là một kim loại có tỷ trọng thấp và có khả năng chống ăn mòn hiện thụ động. Nhôm và các hợp kim từ nhôm đóng vai trò rất quan trọng cho các ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, các lĩnh vực khác của giao thông vận tải và vật liệu cấu trúc.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.