1. Khái niệm sơ đồ chuỗi phản ứng
Sơ đồ chuỗi phản ứng là chuỗi các phản ứng thể hiện sự chuyển hóa giữa các đơn chất và hợp chất. Chuỗi phản ứng là một công cụ hữu ích trong dạy học, chúng giúp người dạy lẫn người học có thể hệ thống hóa kiến thức, tăng cường khả năng ghi nhớ.
2. Ý nghĩa của sơ đồ chuỗi phản ứng
a. Nhìn thấy "bức tranh tổng thể" của chương học
Sơ đồ chuỗi phản ứng giúp HS có cái nhìn tổng thể về sự chuyển hóa, mối liên hệ giữa các đơn chất và hợp chất.
b. Giải quyết tốt các vấn đề
Sơ đồ chuỗi phản ứng giúp HS phát hiện và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, từ đó chiếm lĩnh tri thức khoa học, phát triển được tư duy và hình thành thế giới quan khoa học, từ đó giáo viên dễ dàng điều khiển được quá trình nhận thức của học sinh và giúp cho học sinh có thể phát huy khả năng nhớ nhanh và hiểu bài.
c. Chuyển tải thông tin bài học hiệu quả
Chuỗi phản ứng có thể chuyển tải một lượng kiến thức lớn của chương học qua một vài sơ đồ chuỗi phản ứng.
d. Kích hoạt trí sáng tạo, hỗ trợ trí nhớ
Với chuỗi phản ứng, những phương pháp ghi nhớ được phát huy hết tác dụng, cụ thể chuỗi phản ứng có tác dụng xâu chuỗi, hệ thống sự chuyển hóa các chất. Chuỗi phản ứng được thiết kế bằng những hình ảnh đầy sáng tạo, sinh động và đẹp mắt. Do đó, việc ghi nhớ kiến thức trở nên hứng thú, dễ dàng.
e. Tiết kiệm thời gian, tạo hứng thú học tập
Chuỗi phản ứng giúp dễ nhớ, nhớ lâu bởi kiến thức được tóm tắt ngắn gọn dưới dạng các sơ đồ. Do vậy, chuỗi phản ứng giúp các em ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách sinh động và hiệu quả nhất. Chuỗi phản ứng cũng giúp rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức.
3. Nguyên tắc thiết kế sơ đồ chuỗi phản ứng hóa học
Việc thiết kế sơ đồ chuỗi phản ứng hóa học dùng trong dạy học cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1. Chuỗi phản ứng thiết kế phải đảm bảo bám sát mục tiêu và nội dung bài học
Sơ đồ chuỗi phản ứng phải thể hiện được mục tiêu kiến thức, kĩ năng của nội dung bài học, qua đó HS có một số kiến thức cơ bản, vận đụng được vào giải quyết các vấn đề giải bài tập.
Nguyên tắc 2. Đảm bảo tính chính xác, khoa học và thực tiễn
Khi thiết kế sơ đồ chuỗi phản ứng, việc sử dụng các công thức, phương trình phải đảm bảo chính xác, khoa học.
Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính hệ thống, khắc sâu kiến thức trọng tâm
Với sơ đồ chuỗi các phản ứng, kiến thức trọng tâm được thể hiện qua các phương trình một cách rõ ràng tạo nên một hệ thống toàn vẹn về những kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần nắm vững về chủ đề bài học.
Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính sư phạm và tính đặc trưng của bộ môn
Khi thiết kế sơ đồ chuỗi phản ứng phải lựa chọn nội dung kiến thức phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và trình độ của học sinh,
Nguyên tắc 5. Đảm bảo khả năng phát triển tư duy cho học sinh
Khi tự thiết kế và hoàn thành sơ đồ chuỗi phản ứng học sinh sẽ được rèn luyện kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng, tư duy lo gic và tư duy sáng tạo
Nguyên tắc 6. Đảm bảo tính thẫm mĩ và nghệ thuật
Hình thức thiết kế sơ đồ chuỗi phản ứng phải sinh động, sáng tạo, có thể kết hợp hài hòa các màu sắc, hình ảnh đặc trưng thể hiện tính thẫm mĩ, năng khiếu nghệ thuật, cá tính và nét độc đáo của người xây dựng.