Phương Trình Hoá Học

Hiệu ứng cảm ứng trong hóa học hữu cơ là gì?

Sự dịch chuyển mật độ electron dọc theo mạch liên kết xích ma trong phân tử gây ra sự chênh lệch về độ âm điện được gọi là hiệu ứng cảm ứng, kí hiệu bằng chữ I (Inductive Effect) và được chỉ bằng mũi tên thẳng hướng về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Bản chất và đặc điểm

Hãy xét thí dụ về ảnh hưởng của nguyên tử clo đến lực axit trong dãy sau:

Nguyên tử clo làm tăng lực axit của axit butanoic, khi nguyên tử clo càng ở gần nhóm Carboxyl (-COOH) lực axit càng tăng. Nguyên nhân là do sự phân cực liên kết C - Cl không chỉ cố định ở liên kết đó mà lan truyền theo mạch liên kết của phân tử làm xuất hiện các điện tích dương ở các nguyên tử khác cho đến tận nhóm cacboxyl. Tác dụng này làm tăng cường sự phân cực của liên kết OH , làm ổn định nhóm cacboxylat (COO-) do đó làm tăng lực axit:

Sự dịch chuyển mật độ electron dọc theo mạch liên kết σ trong phân tử gây ra sự chênh lệch về độ âm điện được gọi là hiệu ứng cảm ứng, kí hiệu bằng chữ I (Inductive Effect) và được chỉ bằng mũi tên thẳng hướng về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.

Trong thí dụ trên, khi nguyên tử Cl ở vị trí α so với nhóm -COOH thì làm tăng Ka lên 90 lần, ở vị trí β thì làm tăng Ka lên 6 lần, còn ở vị trí γ chỉ làm tăng Ka lên gần 2 lần. Như vậy, đặc điểm của hiệu ứng cảm ứng là giảm rất nhanh khi số liên kết σ mà nó phải truyền qua tăng lên.

2. Phân loại

Trong thí dụ trên, nguyên tử Cl gây ra hiệu ứng cảm ứng bằng cách "hút" electron về phía mình, người ta nói rằng nó gây hiệu ứng cảm ứng âm, kí hiệu là -I. Những nguyên tử có độ âm điện lớn hơn C khi đính với C đều là những nhóm hút electron tức là nhóm gây hiệu ứng -I. Độ lớn của hiệu ứng cảm ứng âm tăng theo độ âm điện của nguyên tử hoặc nhóm naguyên tử gây ra hiệu ứng đó:

-I < -Br < -Cl < -F 

-NH2 < -OH < -F

Độ âm điện của nguyên tử ở các trạng thái lai hóa khác nhau tăng theo tỉ lệ electron s trong obitan lai hóa theo trật tự sau:

Vì thế các nhóm không no đều là các nhóm hút electron theo hiệu ứng cảm ứng. Tức là nhóm có hiệu ứng -I và độ lớn của hiệu ứng cảm ứng -I cũng tăng theo độ âm điện của các nhóm đó

Như vậy, các nhóm ankyl không "hút" electron như clo mà lại "đẩy" electron. Người ta nói rằng, chúng gây ra hiệu ứng cảm ứng dương (kí hiệu +I) và được chỉ bởi mũi tên thẳng, thí dụ CH3, C2H5. Độ mạnh của hiệu ứng +I của các nhóm ankyl tăng theo mức độ phân nhánh của chúng:

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Các nguyên tắc của hóa học xanh do Paul Anastas và John Warner đề nghị

Việc thế kế các quá trình hóa học cũng như các sản phẩm liên quan thân thiện với môi trường ngày nay thường dựa theo mười hai nguyên tắc chung của hóa học xanh, do hai nhà khoa học Hoa Kỳ Paul Anastas và John Warner đề xuất vào năm 1998. Các nguyên tắc này được xem như là kim chỉ nam của các hoạt động nghiên cứu cũng như các hoạt động sản xuất nhằm mục đích đạt được các kết quả mong muốn là xây dựng được quá trình hóa học và tạo ra sản phẩm thật sự bền vững. Trong đó, ý tưởng chủ đạo là "phòng ngừa thay vì giải quyết hậu quả" hay còn gọi là phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Xem chi tiết

Chất dẻo

Chất dẻo, hay còn gọi là nhựa polyme, là các hợp chất cao phân tử, được dùng làm vật liệu để sản xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống hàng ngày cho đến những sản phẩm công nghiệp, gắn với đời sống hiện đại của con người. Chúng là những vật liệu có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp suất và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng.

Xem chi tiết

Axit silixic

Cấu tạo phân tử của axit silixic chưa được xác định, nó có thể ứng với hai công thức H4SiO4 và H2SiO3. Axit silixic có thể tồn tại dưới dạng đơn phân tử tự do H4SiO4 ở trong dung dịch, nhưng những phân tử đó dễ ngưng tụ với nhau mất bớt nước tạo thành những hạt lớn hơn của dung dịch keo.

Xem chi tiết

Chỉ thị oxy hóa - khử

Chỉ thị oxy - hóa khử là các hệ thống oxy hóa - khử mà dạng oxy hóa và dạng khử có màu khác nhau để xác định điểm kết thúc phản ứng

Xem chi tiết

Pin Li - Po

Pin Li-Po (viết tắt của Lithium Polymer) là loại pin có thể sạc được nhiều lần, sử dụng chất điện phân dạng polymer khô. Pin Li-po với những ưu điểm vượt trội về tính năng và tuổi thọ nên đang được dùng trên đa số các thiết bị (điện thoại di động thông minh, Pin dự phòng, máy bay, xe mô hình…). Tuổi thọ của pin Li-po lên đến 1.000 vòng sạc/xả nhưng tuổi thọ này bị ảnh hưởng khá nhiều bởi cách sạc/xả Pin. Vì vậy bạn cần biết cách sạc/xả Pin đúng cách để bảo vệ Pin được tốt hơn.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.