Phương Trình Hoá Học

Muối là gì?

Trong hóa học, muối là một khái niệm chung dùng để chỉ một hợp chất được tạo bởi phản ứng trung hòa của axít (Trừ muối CsAu). Có hai loại muối khác nhau: Muối trung hoà và muối axit. Muối có công thức hoá học gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại (Na,Cu,Al,...) hoặc gốc amoni NH4+ kết hợp với một hay nhiều gốc axit (Cl-,SO42-,PO43-,...). Tuy vậy đó chỉ là với muối trung hoà, đối với muối axit trong hợp chất ngoài việc có cấu tạo trên, nó còn có một hoặc nhiều nguyên tử hidro.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Trong hóa học, muối là một khái niệm chung dùng để chỉ một hợp chất được tạo bởi phản ứng trung hòa của axít (Trừ muối CsAu). Có hai loại muối khác nhau: Muối trung hoà và muối axit. Muối có công thức hoá học gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại (Na,Cu,Al,...) hoặc gốc amoni NH4+ kết hợp với một hay nhiều gốc axit (Cl-,SO42-,PO43-,...). Tuy vậy đó chỉ là với muối trung hoà, đối với muối axit trong hợp chất ngoài việc có cấu tạo trên, nó còn có một hoặc nhiều nguyên tử hidro.

Khi các muối hòa tan trong nước, chúng được gọi là chất điện phân, và có khả năng dẫn điện, một đặc điểm giống với các muối nóng chảy. Hỗn hợp của nhiều ion khác nhau ở dạng hòa tan trong tế bào chất của tế bào, trong máu, nước tiểu, nhựa cây và nước khoáng — thường không tạo nên muối sau khi nước bốc hơi hết. Tuy nhiên, hàm lượng muối trong chúng được tính theo lượng ion có mặt trong đó.

Trong hóa học, muối là một khái niệm chung dùng để chỉ một hợp chất được tạo bởi phản ứng trung hòa của axít. Có hai loại muối khác nhau: Muối trung hoà và muối axit. Muối có công thức hoá học gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại hoặc gốc amoni NH₄⁺ kết hợp với một hay nhiều gốc axit.

Nhiệt phân muối

  1. Muối cacbonat và hiđrocacbonat
a) Muối hiđrocacbonat
2R(HCO3)n  R2(CO3)n + nCO2  + nH2O
VD: 2KHCO3  K2CO3 +CO2 + H2O
b) Muối cacbonat
R2(CO3)n  R2On + nCO2 ↑ (R khác kim loại kiềm)
VD: BaCO3  BaO + CO2 ↑
MgCO3  MgO + CO2 ↑
Na2CO3  không xảy ra vì Na là kim loại kiềm
2. Muối nitrat
Trường hợp 1: Muối nitrat của các kim loại từ K → Ca trong dãy HĐHH
M(NO3)n  M(NO2)n + n/2O2
VD: 2NaNO3  2NaNO2 + O2
Trường hợp 2: Muối nitrat của các kim loại từ Mg → Cu trong dãy HĐHH
M(NO3)n  M2On + 2nNO2↑ + n/2O2 ↑
VD: Al(NO3)3  Al2O3 + 6NO2 ↑ + 3/2O2 ↑
Trường hợp 3: Muối nitrat của các kim loại từ Cu trở về sau trong dãy HĐHH
M(NO3)n  M + nNO2↑ + n/2O2
VD: 2AgNO3  2Ag + 2NO2 ↑ + O2
Hg(NO3)2  Hg + 2NO2↑ +O2
Chú ý:
• Ba(NO3)2 thuộc trường hợp 2
Ba(NO3)2  BaO + 2NO2 ↑+ 1/2O2 ↑
• Nhiệt phân muối Fe(NO3)2 tạo ra Fe2O3
4Fe(NO3)2  2Fe2O3 + 8NO2↑ + O2
3. Muối sunfua
Nung muối sunfua có mặt O2 sinh ra oxit kim loại có hóa trị cao, và đồng thời giải phóng khí SO2
VD: 2CuS + 3O2  2CuO + 2SO2
Al2S3 + 9/2O2  Al2O3 + 3SO2
Chú ý: Nung muối Ag2S và HgS không tạo ra oxit kim loại hóa trị cao mà tạo ra tạo ra kim loại và giải phóng khí SO2
Ag2S + O2 2Ag + SO2
HgS + O2  Hg + SO2
 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Quy tắc loại Zaixep (Zaisev)

Quy tắc Zaixep: khi tách loại dẩn xuất halogen (X) hoặc gốc -OH thì X hoặc gốc -OH sẽ bị tách cùng với nguyên tử hydro tại nguyên tử cacbon ở liền bên cạnh có bậc cao nhất.

Xem chi tiết

Phản ứng oxi hóa - khử trong hóa hữu cơ

Trong Hóa hữu cơ, những phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa cũng được gọi là phản ứng oxi hóa - khử, cách tính số oxi hóa cho mỗi nguyên tử cũng tuân theo các quy tắc như đối với các hợp chất vô cơ. Tuy nhiên, vì tiêu điểm của sự chú ý tập trung vào phân tử chất hữu cơ (chứ không phải đồng đều cho cả tác nhân vô cơ) nên để xác định đâu là sự oxi hóa, đâu là sự khử người ta thường xem xét sự thay đổi số oxi hóa ở phân tử hợp chất hữu cơ trước và sau phản ứng.

Xem chi tiết

Bụi và sol khí

Bụi là những chất ở dạng rắn hay lỏng có kích thước nhỏ, nhờ sự vận động của không khí trong khí quyển mà nó có thể phân tán trong một diện rộng. Sol khí là hỗn hợp những hạt keo lơ lửng phân tán trong không khí với kích thước dp < 1 micromet, chúng tương đối bền, khó lắng và là nguồn gốc tạo ra các nhân ngưng tụ, hình thành mưa.

Xem chi tiết

Muối Crom (III)

Crom (III) là trạng thái oxi hóa bền nhất của crom. Người ta đã biết được nhiều muối Crom (III), những muối này độc với người. Nhiều muối crom (III) cũng có cấu tạo và tính chất giống với muối nhôm (III) cho nên biết tính chất hóa học của nhôm (III) có thể suy đoán tính chất của hợp chất crom (III). Sự giống nhau này được giải thích bằng sự gần nhau về kích thước của các ion Cr3+ và Al3+.

Xem chi tiết

Muối clorua

Muối clorua là hợp chất vô cơ được tạo thành từ cation kim loại và anion gốc clorua. Đa số muối clorua dễ tan trong nước, mội vài muối hầu như không tan. Nhiều muối clorua có ứng dụng quan trọng, Natri clorua là muối clorua điển hình nhất và được sử dụng rộng rãi dùng làm muối ăn và nguyên liệu cho sản xuất clo, natri hidroxit, axit clohidric.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.