Phương Trình Hoá Học

N2O (Dinitơ monoxit) là gì?

N2O (Dinitơ monoxit) là một chất khí tự nhiên không màu và không cháy. Nó có thể được sản xuất và sử dụng cho nhiều thứ khác nhau như một chất dược lý để sản xuất thuốc mê, một chất phụ gia thực phẩm làm chất đẩy, và một chất phụ gia vào nhiên liệu để tăng lượng oxy có sẵn trong quá trình đốt cháy.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Tính chất vật lý

N2O là một chất khí không màu, có vị ngọt. Nó còn được gọi là "khí cười" vì nó gây nên cảm giác say và hay cười. Việc hít thở liên tục hơi có thể làm giảm quá trình ra quyết định. Nó không cháy nhưng nó sẽ đẩy nhanh quá trình đốt cháy vật liệu dễ cháy trong đám cháy. Nó có thể hòa tan trong nước . Hơi của nó nặng hơn không khí. Việc tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc lửa trong thời gian dài có thể khiến nó bị vỡ dữ dội và nổ tung. 

N2O, chất lỏng được làm lạnh xuất hiện dưới dạng chất lỏng không màu. Mật độ 1,22 g / cm3 ở điểm sôi -89°C. Sự sôi để tạo ra một chất khí không màu, có mùi ngọt và độ độc vừa phải. Trong thực tế, N2O lỏng được đựng trong những bình thép. Áp suất hóa hơi vào khoảng 745 psig ở 70 ° F. 

2. Cấu tạo phân tử

Phân tử N2O có cấu tạo đường thẳng tương tự với phân tử CO2 nhưng không đối xứng:

Với các độ dài liên kết N - N là 1,26 A và của liên kết N - O là 1,186 A. Độ dài của liên kết N - N ở đây không phù hợp với liên kết ba N N ( 1,10 A) hay liên kết đôi N=N (1,25A) và độ dài của liên kết  N - O cũng không phù hợp với liên đôi N = O (1,14A) hay liên kết đơn N - O (1,36 A). Điều này cho thấy N2O tồn tại đồng thời dưới hai dạng phân tử có cấu tạo như sau:

Phân tử N2O còn có tổng số electron giống với phân tử CO2, cả hai oxit này ở trạng thái rắn có mạng lưới tinh thể giống nhau.

3. Tính chất hóa học

Ở nhiệt độ thường, N2O bền nên kém hoạt động nhưng khi đun nóng đến khoảng 500oC, nó phân hủy thành nguyên tố 

2N2O = 2N2 + O2, cho nên khi đun nóng nó có thể tương tác với tất cả những chất có thể tương tác với oxi. Ví dụ như nó tương tác với các kim loại kiềm tạo nên hỗn hợp nitrat nitrit và nito. Than, photpho và nhiều hợp chất hữu cơ đang cháy dở trong không khí có thể tiếp tục cháy trong khí N2O. Những hỗn hợp của N2O và H2, hay với NH3 sẽ nổ khi được đốt cháy.

N2O + H2 = N2 + H2O

3N2O + 2NH3 = 4N2 + 3H2O

4. Điều chế

N2O thường được điều chế bằng cách nhiệt phân muối NH4NO3 ở nhiệt độ 250oC:

 NH4NO3 = N2O + 2H2O

Phản ứng này phát hiện nên chỉ cần đun nóng lúc ban đầu, khi phản ứng đã bắt đầu xảy ra, thôi đun để tránh hiện tượng nổ (trên 300oC  NH4NO3 phân hủy nổ: 2 NH4NO3 = 2N2 + 4H2O + O2). Sản phẩm khí N2O thu được thường có lẫn 1 -2 % NO; khí này có thể được loại bỏ dễ dàng khi cho sản phẩm khí đó đi qua dung dịch FeSO4

5. Ứng dụng

Trong y học, người ta dùng một hỗn hợp gồm có 20% O2 và 80% N2O để gây mê trong những ca mổ xẻ nhẹ. Ưu điểm của thuốc gây mê này là chóng được loại ra khỏi cơ thể nên ít gây nên những cảm giác khó chịu sau khi được gây mê.

Trong công nghiệp, N2O được sử dụng trong bao bì áp lực, để đông lạnh thực phẩm và sản xuất các hóa chất khác.  

5. Ảnh hưởng của việc sử dụng khí cười tới sức khỏe

 Công việc của người dùng  là “thổi” và “hít” – “hít” và “thổi”, khi đó khí N2O lan tỏa, ngấm vào cơ thể sẽ tạo cảm giác phấn khích, tạo ảo giác gây cười cho người sử dụng. Hít khí này vào cảm giác tê tê, đặc biệt là nghe nhạc rõ, sau đó phấn khích, cười ngả nghiêng…

Những quả bóng cười được giới trẻ sử dụng hiện nay

Tuy nhiên, khi lạm dụng bong bóng cười nó sẽ có tác hại rất khôn lường. Theo đó, nó có thể gây rối loạn thần kinh và đặc biệt là tổn thương não bộ. Thực tế  đã có rất nhiều trường hợp tai nạn do “bóng cười” gây ra. Khi hít bóng cười người chơi sẽ thấy sảng khoái cứ thế mà cười không thể kiểm soát được, sau đó hoàn toàn chìm đắm trong ảo giác, đê mê với mọi thứ xung quanh và gây tai nạn lúc nào không biết. Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng: Việc hít bóng cười hay khí cười ảnh hưởng trực tiếp tới tim mạch, hệ thần kinh mà hậu quả xấu nhất là dẫn tới trầm cảm hoặc thiệt mạng. Việc sử dụng chất gây ảo giác do bóng cười lâu ngày sẽ rất dễ đi đến sử dụng thuốc gây nghiện thật sự, tai hại là sử dụng ma túy. Bởi vì, khi đã quen cảm giác phê với ảo giác, các bạn trẻ rất dễ tìm đến thứ tạo cảm giác mạnh hơn. Người quen dùng khí cười để “phê” thì sẽ dễ sa vào ma túy thực sự như chơi thử hàng cỏ, thuốc lắc, hàng đá... đến lúc nào đó sẽ chơi heroin. Từ hút đến tiêm chích và rồi chắc chắn sử dụng ma túy nguy hại.
Vì vậy mỗi người, mỗi gia đình cần kiểm soát con em mình nếu có dấu hiệu chơi bong bóng cười.

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Phản ứng trùng hợp

Polime là những hợp chất mà phân tử gồm hàng ngàn hàng vạn mắt xích lặp lại. Mỗi mắt xích đó được hình thành từ các phân tử nhỏ gọi là monome. Số lượng mắt xích lặp lại gọi là hệ số trùng hợp. Phản ứng cộng liên tiếp nhiều monome tạo thành phân tử polime gọi là phản ứng polime hóa hay phản ứng trùng hợp.

Xem chi tiết

Carbon monoxide

Cacbon monoxit, công thức hóa học là CO, là một chất khí không màu, không mùi, bắt cháy và có độc tính cao. Nó là sản phẩm chính trong sự cháy không hoàn toàn của cacbon và các hợp chất chứa cacbon.

Xem chi tiết

Trạng thái lỏng

Trạng thái lỏng chiếm vị trí trung gian giữa trạng thái khí và trạng thái rắn tinh thể. Lực tương tác giữa các tiểu phân chất lỏng đã lớn đáng kể, tuy nhiên chỉ mới đủ để ngăn cản sự chuyển động hỗn loạn chứ chưa đủ để làm ngừng hẳn sự chuyển động của chúng đối với nhau. Do vậy, chất lỏng giống chất khí ở chỗ không có hình dạng nhất định, có tính khuếch tán và tính chảy nhưng lại giống chất rắn là có thể tích nhất định và nhất là có cấu trúc xác định.

Xem chi tiết

Cacbohidrat

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường dùng gạo, ngô, khoai, sắn, mía, quả ngọt... vì chúng chứa loại chất dinh dưỡng quan trọng là tinh bột (trong gạo, ngô, khoai, sắn...) đường saccarozơ, glucozơ; fructozơ. Ta cũng thường dùng giấy viết, sợi, vải, bông (chủ yếu là xenlulozơ). Các chất tinh bột, đường, xenlulozơ có tên chung là cacbohidrat vì có công thức chung là Cn(H2O)m

Xem chi tiết

Phản ứng trao đổi

Phản ứng hóa học là một quá trình dẫn đến biến đổi một tập hợp các hóa chất này thành một tập hợp các hóa chất khác. Phản ứng hóa học có rất nhiều loại như phản ứng hóa hợp, phân hủy, oxi hóa - khử, thế, trao đổi...Trong đó, phản ứng trao đổi được hiểu là các chất trao đổi cho nhau thành phần cấu tạo của nó mà không làm thay đổi chỉ số oxi hóa. Từ sự trao đổi này, chúng hình thành nên những chất mới.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.