Phương Trình Hoá Học

Năng lượng liên kết là gì?

Năng lượng liên kết đặc trưng cho độ bền của liên kết. Năng lượng liên kết là năng lượng cần tiêu tốn để phá hủy liên kết hay là năng lượng được giải phóng ra khi tạo thành liên kết. Năng lượng phá hủy liên kết và năng lượng tạo thành liên kết có trị số bằng nhau nhưng có dấu khác nhau, tương ứng là dương và âm.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Định nghĩa

Năng lượng liên kết đặc trưng cho độ bền của liên kết. Do vậy về phương diện này người ta định nghĩa năng lượng liên kết là năng lượng cần tiêu tốn để phá hủy liên kết hay là năng lượng được giải phóng ra khi tạo thành liên kết. Năng lượng phá hủy liên kết và năng lượng tạo thành liên kết, có trị số bằng nhau nhưng có dấu khác nhau, tương ứng là dương và âm.

Từ định nghĩa này, chúng ta thấy có thể dựa vào năng lượng phân li phân tử thành các nguyên tử để xác định năng lượng liên kết trong phân tử. Tuy nhiên, ở đây cần lưu ý: đối với phân tử hai nguyên tử AB thì năng lượng phân li đúng bằng năng lượng liên kết A-B, còn đối với phân tử nhiều nguyên tử ABn thì từ năng lượng phân li phân tử chỉ xác định được năng lượng liên kết trung bình của liên kết A-B (có giá trị bằng 1/n năng lượng phân li phân tử ABn). Sở dĩ như vậy là vì đối với phân tử nhiều nguyên tử ABn năng lượng phá hủy lần lượt các liên kết trong phân tử là khác nhau (do sự thay đổi cấu hình electron và hạt nhân của hệ sau mỗi lần phá hủy một liên kết) và khác với năng lượng liên kết trung bình.

Tuy nhiên, giái trị trung bình của tổng năng lượng phá hủy lần lượt các liên kết trong phân tử luôn luôn bằng năng lượng liên kết trung bình tính theo năng lượng phân li phân tử.

Chuong iv lien ket hoa hoc va cau tao phan tu

Ví dụ: đối với phân tử H2, năng lượng liên kết H-H đúng bằng năng lượng phân li Epl của nó:

E(H-H) = EplH2 = 431,4 kJ/mol

còn đối với phân tử H2O thì năng lượng liên kết trung bình của liên kết O-H bằng 1/2 năng lượng phân li của phân tử H2O

EO-H = EplH2/2 = 919,6/2 = 459,8 kJ/mol

Năng lượng liên kết cũng là đại lượng đặc trưng quan trọng cho hợp chất hóa học vì nó liên quan với độ dài, bậc, độ bền của liên kết và nhiều tính chất khác nhau của hợp chất. Ví dụ, năng lượng liên kết lớn thì độ dài liên kết nhỏ, liên kết bền và do dó hợp chất khó phân li, phân hủy, kém hoạt động...

Năng lượng liên kết cũng thay đổi có quy luật phụ thuộc vào các yếu tố đã nói trên. 

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Đá hoa

Ở các công trình kiến trúc có nhiều loại cấu kiện như cột, bia chế tác bằng đá, trong đó có loại bằng đá hoa. Đá hoa có nhiều loại: loại có màu trắng tinh khiết lại có màu xanh vằn đen, vằn trắng, vằn đỏ ...thật muôn hình muôn vẻ.

Xem chi tiết

Vỏ hàu giúp chữa các khuyết tật về xương

phương pháp tiêu chuẩn để sửa chữa các khuyết tật trong xương là cấy ghép mô, trong đó bác sĩ phẫu thuật sẽ lấy xương từ nơi khác trong cơ thể, ví dụ xương hông, để lấp kín kẽ hở của xương. Tuy nhiên, quy trình này rất đau đớn và có thể gây ra các biến chứng khác tại vị trí lấy xương. Ngoài cách đó ra, các bác sĩ phẫu thuật cũng có thể lấp kín vị trí khiếm khuyết trong xương bằng cách sử dụng vữa hoặc xi măng xương, chẳng hạn canxi sunphat. Nhưng những vật liệu này thường không hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của xương mới. Ví dụ, canxi sunphat thoái hóa nhanh hơn so với tốc độ hình thành xương mới.

Xem chi tiết

Saponin

Saponin còn gọi là saponosid do chữ la tinh Sapo = xà phòng (vì nó tạo bọt như xà phòng), là một nhóm glycosid lớn, gặp rộng rãi trong thực vật. Người ta cũng phân lập được saponin trong động vật như hải sâm, cá sao.

Xem chi tiết

Cao su tổng hợp

Cao su thiên nhiên là những vật liệu polime vô cùng quan trọng trong kĩ thuật và đời sống. Tuy nhiên, cao su thiên nhiên không đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng cao của đời sống. Hơn nữa, cao su thiên nhiên cũng còn những nhược điểm như khả năng chống dầu, chịu nhiệt kém. Vì vậy, các nhà khoa học đã tìm con đường tổng hợp cao su từ các chất hữu cơ đơn giản bằng phản ứng trùng hợp hay trùng ngưng.

Xem chi tiết

Amoni nitrat (AN)

Amoni nitrat hay còn gọi ammonium nitrate là một hợp chất hóa học, có công thức hóa học là NH4NO3, là một tinh thể màu trắng và hòa tan cao trong nước trong nhiệt độ bình thường và áp suất tiêu chuẩn. Nó thường được dùng trong nông nghiệp làm phân bón và cũng được sử dụng làm chất ôxi hóa trong thuốc nổ phục vụ mục đích khai thác đá và xây dựng dân dụng, phổ biến nhất là dùng làm thiết bị nổ tự tạo.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.