Phương Trình Hoá Học

Phân bón hóa học là gì?

Phân bón hóa học hay còn gọi là phân bón vô cơ. Phân hóa học là loại phân bón sản xuất từ hóa chất hoặc từ các khoáng chất của thiên nhiên. Đây là những hợp chất hóa học chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm tăng năng suất cây trồng.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Phân bón hóa học

 Phân bón hóa học hay còn gọi là phân bón vô cơ. Phân hóa học là loại phân bón sản xuất từ  hóa chất hoặc từ các khoáng chất của thiên nhiên. Đây là những hợp chất hóa học chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm tăng năng suất cây trồng. Phân bón vô cơ có chứa các nguyên tố dinh dưỡng cần cho cây trồng như: N, K, P, Ca,Mg, B, Cu, Zn,… Từ các thành phần nguyên tố dinh dưỡng riêng biệt, phân hóa học được chia thành 3 loại cơ bản là phân đạm, phân lân, và phân kali.

 

2. Các loại phân bón thường gặp

a. Phân đạm

- Là một trong những loại phân bón hóa học được người nông dân tin dùng và khá phổ biến. Tác dụng của phân đạm là kích thích quá trình sinh trưởng của cây, giúp cho cây trồng phát triển nhanh hơn, cho nhiều hạt, củ quả.

- Phân bón hóa học loại này sẽ cung cấp nitơ hóa hợp cho cây trồng dưới dạng amoni NH4+ hoặc ion nitrat NO3-. Mức độ dinh dưỡng của phân đạm sẽ được xác định bằng hàm lượng %N trong phân đạm đó. 

Một số loại phân đạm phổ biến thường được dùng là phân đạm amoni , phân đạm nitrat và ure.

- Phân đạm amoni: phân đạm amoni được tổng hợp từ các muối amoni như NH4NO3, (NH4)2SO4, NH4Cl... Đối với loại phân này, chúng ta sẽ bón thúc và chia làm nhiều lần.

Chú ý: Đất chua chúng ta không nên sử dụng phân đạm amoni vì phân amoni có tính axit sẽ tăng độ chua của đất, điều này không tốt cho đất trồng.

- Phân đạm nitrat: được tổng hợp từ các muối nitrar như canxi nitrat, natri nitrat,... Đối với loại phân nitrat chúng ta sẽ bón thúc cho lúa với lượng nhỏ và được sử dụng để bón cho cây trồng công nghiệp như bông, chè, cafe, mía...

Chú ý: Phân đạm nitrat rất dễ chảy rửa và tan nhiều trong nước vì thế khi bón phân cho đất, nó tác dụng nhanh với cây trồng nhưng cũng rất dễ bị nước mưa rửa trôi.

- Phân ure: là loại phân đạm được sử dụng rất rộng rãi hiện nay, nó có công thức hóa học là (NH2)2CO và có hàm lượng đạm cao nhất trong tất cả các phân đạm khác với 46%N có trong phân.

Chú ý: Đối với phân ure chúng ta sẽ bón đều và không bón tập trung vì cây sẽ bị thừa nitơ, có thể trộn phân với mùn cưa, đất để bón hoặc phun lên lá.

b. Phân lân

Là loại phân bón hóa học phổ biến không kém gì phân đạm. Phân lân cung cấp nguyên tố photpho cho cây dưới dạng ion photphat. Mức độ dinh dưỡng của phân lân được xác định bằng hàm lượng %P2O5 tương ứng với lượng photpho có trong thành phần của phân đó.

Ở thời kì sinh trưởng của cây, việc cung cấp phân lân sẽ rất cần thiết cho sự thúc đẩy các quá trình sinh hóa, trao đổi chất và năng lượng của cây trồng. Phân lân có tác dụng làm cho hạt chắc, quả hoặc củ to, cành lá khỏe. 

Hai loại phân lân thường gặp là phân lân nung chảy và supephotphat 

                

- Phân lân nung chảy: có thành phần chính là Ca3(PO4)2.

Chú ý: Phân lân nung chảy này cây tương đối khó hấp thụ, vì nó không tan trong nước và loại này thích hợp với các loại cây ngô đậu và đất chua.

- Supephotphat: có thành phần chính là muối tan của canxi hidrophotphat gồm hai loại là supephotphat đơn và suphephotphat kép.

c. Phân kali

Phân kali clorua

Phân kali cung cấp chất dinh dưỡng cho cây dưới dạng ion K+. Mức độ dinh dưỡng được xác định bằng hàm lượng %K2O tương ứng với lượng kali có trong thành phần của nó.

- Phân bón kali giúp cho cây hấp thu nhiều đạm hơn, cần cho việc tạo ra chất bột, chất sơ, chất đường và chất dầu. Ngoài ra, tác dụng chính của phân kali là giúp cây trồng tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn.

Chú ý:

Khi bón phân kali ta nên kết hợp với các loại phân khác. Với loại phân bón này chúng ta có thể bón thúc, phun lên lá vào các thời gian cây ra hoa, làm củ và tạo sợi. Chỉ nên bón một lượng vừa đủ phân kali, nếu bón thừa sẽ gây nên những tác động xấu đến rễ như làm rễ teo đi.

Khi bón phân kali chúng ta có thể bón bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng như magie và natri thì sẽ rất hữu ích cho cây trồng. Phân kali thích hợp với các loại cây như chè, mía, thuốc lá, dừa, chuối, khoai, bông.....

Ngoài các loại phân bón hóa học thường gặp ở trên còn có các loại phân bón khác phù hợp với từng loại cây và các giai đoạn phát triển của cây như phân hỗn hợp, phân phức hợp, phân vi lượng...

3. Những lợi ích khi sử dụng phân bón hóa học

a. Tăng năng suất cây trồng: việc sử dụng phân bón hóa học làm tăng khả năng phát triển cây trồng một cách ổn định từ đó cho năng suất tối đa.

b. Làm tăng độ phì nhiêu cho đất: Việc tính toán lượng phân bón hóa học cần thiết, thời gian bón đúng lúc cùng với việc kết hợp các chất hữu cơ có sẵn trong đất giúp cho đất trồng luôn đảm bảo được dinh dưỡng từ đó tăng năng suất cây trồng.

4. Ảnh hưởng xấu của phân bón hóa học đến môi trường

Khi sử dụng phân bón hóa học chúng ta cần bón cân đối, đúng cách và không được lạm dụng chúng. Nếu không phân bón hóa học sẽ có những tác động, ảnh hưởng xấu tới môi trường (gây ô nhiễm môi trường nước, đất đai suy kiệt), sinh vật có ích và đặc biệt là đối với con người.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Hợp chất tạp chức

Hợp chất tạp chức là hợp chất mà phân tử chứa từ 2 nhóm chức khác nhau trở lên.

Xem chi tiết

Bazơ

Trong hóa học, Bazơ (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp base /baz/), có công thức hoá học chung là B(OH)x. Một định nghĩa phổ biến của bazơ theo Svante Arrhenius là một hợp chất hóa học hoặc là cung cấp các ion hiđrôxít hoặc là hấp thụ các ion hiđrô khi hòa tan trong nước. Các bazơ và các axít được nói đến như là các chất ngược nhau vì hiệu ứng của axit là tăng nồng độ ion hydroni (H3O+) trong nước, còn bazơ thì làm giảm nồng độ của ion này. Các bazơ theo Arrhenius là những chất hòa tan trong nước và có pH lớn hơn 7 khi ở trong dung dịch.Bazơ là hợp chất mà phân tử có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).

Xem chi tiết

Trạng thái vật chất

Trạng thái vật chất là những hình thức khác nhau của pha của vật chất. Trạng thái rắn có đặc điểm bởi tính chất phản kháng lại sự thay đổi hình dạng. Chất lỏng là một chất lưu mà các phân tử cấu tạo nên nó có liên kết không chặt so với liên kết rắn và có hình dạng phụ thuộc vào vật chứa nó.

Xem chi tiết

Phản ứng oxi hóa- khử (Oxid hóa - khử)

Trong phản ứng hóa học, nếu dựa vào số oxi hóa có thể chia phản ứng hóa học thành hai loại: Loại thứ nhất bao gồm những phản ứng hóa học trong đó các nguyên tố ở trong chất phản ứng không biến đổi số oxi hóa. Đó là những phản ứng trao đổi, một số phản ứng phân hủy, kết hợp và tạo phức. Loại thứ hai bao gồm các phản ứng hóa học, trong đó các nguyên tố tham gia vào phản ứng có biến đổi số oxi hóa của chúng. Đó là những phản ứng oxi hóa - khử.

Xem chi tiết

Chất dẻo

Chất dẻo, hay còn gọi là nhựa polyme, là các hợp chất cao phân tử, được dùng làm vật liệu để sản xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống hàng ngày cho đến những sản phẩm công nghiệp, gắn với đời sống hiện đại của con người. Chúng là những vật liệu có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp suất và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.