Phương Trình Hoá Học

Phản ứng oxi hóa - khử trong hóa hữu cơ là gì?

Trong Hóa hữu cơ, những phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa cũng được gọi là phản ứng oxi hóa - khử, cách tính số oxi hóa cho mỗi nguyên tử cũng tuân theo các quy tắc như đối với các hợp chất vô cơ. Tuy nhiên, vì tiêu điểm của sự chú ý tập trung vào phân tử chất hữu cơ (chứ không phải đồng đều cho cả tác nhân vô cơ) nên để xác định đâu là sự oxi hóa, đâu là sự khử người ta thường xem xét sự thay đổi số oxi hóa ở phân tử hợp chất hữu cơ trước và sau phản ứng.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Số oxi hóa, sự oxi hóa và sự khử

Trong Hóa hữu cơ, những phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa cũng được gọi là phản ứng oxi hóa - khử, cách tính số oxi hóa cho mỗi nguyên tử cũng tuân theo các quy tắc như đối với các hợp chất vô cơ. Tuy nhiên, vì tiêu điểm của sự chú ý tập trung vào phân tử chất hữu cơ (chứ không phải đồng đều cho cả tác nhân vô cơ) nên để xác định đâu là sự oxi hóa, đâu là sự khử người ta thường xem xét sự thay đổi số oxi hóa ở phân tử hợp chất hữu cơ trước và sau phản ứng.

Bởi vì phản ứng hữu cơ thường có liên quan tới một vài nguyên tử C trong phân tử nên để xác định sự oxi hóa và sự khử, người ta làm như sau:

- Tính số oxi hóa của tất cả các nguyên tử cacbon bị biến đổi cấu tạo khi chuyển từ chất đầu sang sản phẩm phản ứng.

- Lấy tổng số oxi hóa của các nguyên tử C biến đổi ở phân tử sản phẩm spox trừ đi tổng số oxi hóa của các nguyên tử C biến đổi ở phân tử chất đầu ox

Nếu hiệu số spox- cđox > 0 thì ta gọi đó là sự oxi hóa (hợp chất hữu cơ)

Nếu hiệu số spox- cđox  < 0 thì ta nói đó là sự khử (hợp chất hữu cơ)

Nếu hiệu số spox- cđox  =  0 thì phản ứng không phải là oxi hóa cũng không phải là khử.

Thí dụ 1:

Thí dụ 2:

Thí dụ 3:

Từ các thí dụ trên cho thấy, các phản ứng thế, cộng tách... có thể là hoặc không phải là phản ứng oxi hóa - khử. Tuy có những đặc điểm riêng, nhưng về hình thức vẫn có sự tương đồng giữa phản ứng oxi hóa - khử ở hợp chất hữu cơ và vô cơ. Cụ thể là: ở các quá trình oxi hóa hợp chất hữu cơ, spox - cđox > 0, nghĩa là số oxi hóa tăng; còn ở các quá trình khử, hiệu số spox - cđox < 0, nghĩa là số oxi hóa giảm.

2. Cân bằng phản ứng oxi hóa - khử trong hóa học hữu cơ

Đối với các phản ứng đơn giản, chỉ cần nhận xét và cân bằng theo phương pháp bình thường. Đối với những phản ứng phức tạp hơn, cần sử dụng phương pháp thăng bằng electron hoặc phương pháp thăng bằng ion - electron

Thí dụ : Hãy viết phương trình phản ứng oxi hóa toluen bằng dung dịch KMnO4 tạo thành kali benzoat và mangan dioxit.

Tiếp theo phải cân bằng số nguyên tử K, O, H với chú ý rằng phản ứng xảy ra trong dung dịch nước, nên chỉ có thể dùng H2O để điều chỉnh số nguyên tử O và H cho đạt cân bằng. Khi đó ta thu được phương trình sau:

Tiếp theo cần đưa thêm 2K+ vào mỗi vế và chuyển 7H+ + 8OH- thành 7H2O + OH- rồi giản ước 6H2O ở cả hai vế ta thu được phương trình

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Axit sunfuric

Axit sunfuric, còn được gọi là vitriol, là một axit vô cơ gồm các nguyên tố lưu huỳnh, oxy và hydro, có công thức phân tử H2SO4. Nó là một chất lỏng không màu, không mùi và sánh, hòa tan trong nước, trong một phản ứng tỏa nhiệt cao.

Xem chi tiết

Khối lượng riêng

Khối lượng riêng (tiếng Anh: Density), còn được gọi là mật độ khối lượng, là một đặc tính về mật độ khối lượng trên một đơn vị thể tích của vật chất đó, là đại lượng đo bằng thương số giữa khối lượng (m) của một vật làm bằng chất ấy (nguyên chất) và thể tích (V) của vật.

Xem chi tiết

Oxit

Oxit là tên gọi của hợp chất gồm 2 nguyên tố hoá học, trong đó có một nguyên tố là oxi. Ví dụ: CO2, SO2, P2O5, SO3, Fe2O3, CuO, Cao, N2O5,….

Xem chi tiết

N2O (Dinitơ monoxit)

N2O (Dinitơ monoxit) là một chất khí tự nhiên không màu và không cháy. Nó có thể được sản xuất và sử dụng cho nhiều thứ khác nhau như một chất dược lý để sản xuất thuốc mê, một chất phụ gia thực phẩm làm chất đẩy, và một chất phụ gia vào nhiên liệu để tăng lượng oxy có sẵn trong quá trình đốt cháy.

Xem chi tiết

Chuẩn độ là gì? Khái niệm chuẩn độ?

Phương pháp chuẩn độ là phương pháp xác định hàm lượng các chất dựa trên việc đo thể tích dung dịch thuốc thử đã biết nồng độ chính xác được thêm từ từ vào dung dịch cần định lượng cho đến khi phản ứng vừa đủ với toàn bộ lượng chất cần xác định. Từ thể tích đã dùng của thuốc thử, người ta sẽ tính ra được lượng chất cần phân tích.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.