Phương Trình Hoá Học

Tơ là gì?

Tơ là loại hợp chất thiên nhiên hoặc tổng hợp dạng sợi dài, nhỏ với độ bền nhất định. Một số polime có thể dùng để chế tơ, đồng thời có thể dùng làm chất dẻo như poliamit, xenlulose axetat...

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Khái niệm

Tơ là loại hợp chất thiên nhiên hoặc tổng hợp dạng sợi dài, nhỏ và có độ bền nhất định. Một số polime có thể dùng để chế tơ, đồng thời có thể dùng làm chất dẻo như poliamit, xenlulose axetat...

Điều kiện để các polime có thể dùng để chế tơ là phân tử có mạch không phân nhánh, sắp xếp song song với nhau, có khả năng kéo thành sợi. 

Ngoài ra, về mặt cơ lí polime phải bền với nhiệt, dai chắc, dễ uốn. 

Về mặt hóa học, polime phải chịu được tác dụng của axit, base, dung môi thông thương, tia sáng mặt trời và có khả năng nhuộm màu.

Về mặt sinh lí, các polime dùng để chế tạo tơ phải không độc, không có tác dụng vào da, bền vững đối với tác dụng của vi khuẩn.

Tơ tằm

2. Phân loại

Tơ bao gồm hai loại chính: tơ thiên nhiên và tơ hóa học

Tơ hóa học lại chia thành hai nhóm: tơ tổng hợp và tơ bán tổng hợp (hay tơ nhân tạo).

Tơ lụa

3. Ưu điểm và ứng dụng của tơ sợi hóa học

Tơ hóa học, nói chung, so với tơ thiên nhiên có nhiều ưu điểm hơn. Trước hết, tơ tổng hợp hóa học dai, bền hơn (tơ capron, nilon-6,6 không thua dây thép; tơ xenlulose axetat còn bền hơn cả sợi dây thép). Có tơ còn có tính chất vô cùng quý giá là không cháy như tơ clorin. Nhiều tơ sợi hóa học còn bền vững về mặt hóa học, ngay cả với axit, kiềm, chất oxi hóa như tơ lapsan, tơ clorin. Tơ sợi hóa học đẹp đẽ, óng muốt, mềm mại hơn cả tơ thiên nhiên. Nhiều tơ hóa học bền với nước, không bị nước và các vi khuẩn làm mục nát như tơ thiên nhiên nên có thể thường xuyên sử dụng trong nước mà không sợ hư hỏng (lưới đánh cá chẳng hạn). Một ưu điểm đặc biệt nữa của tơ sợi hóa học là nguyên liệu rẻ và phong phú (khí thiên nhiên, dầu mỏ, than đá, đá vôi, muối biển...) làm cho giá thành sản phẩm hạ, không lệ thuộc vào khí hậu hay các nguồn cung cấp từ động vật như tơ tằm, lông cừu...

Ưu điểm này làm cho khả năng phát triển tơ sợi hóa học ở khắp các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam ngày càng tăng tốc với tốc độ nhảy vọt: năm 1954 sản lượng tơ tổng hợp hóa học trên thế giới là 0,23 triệu tấn, năm 1984 là 15 triệu tấn, năm 1994 là 30 triệu tấn và đến năm 2004 là 70 triệu tấn. 

Tơ sợi hóa học được ứng dụng rất rộng rãi trong mọi lĩnh vực hoạt động và đời sống con người: dệt vải may mặc các loại, lưới đánh cá, chỉ may, chỉ khâu trong y khoa, dây thừng chịu lực cho tàu, thuyền, người leo núi...

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Nguyên tử

Nguyên tử là hạt nhỏ nhất của nguyên tố hóa học không thể chia nhỏ hơn được nữa về mặt hóa học.

Xem chi tiết

Kim loại kiềm

Các kim loại kiềm thuộc nhóm IA của bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố. Nhóm này bao gồm những nguyên tố: Liti (Li), natri (Na); Kali (K); Rubidi (Rb), Xeci (Cs) và Franxi (Fr). Sở dĩ được gọi là kim loại kiềm vì hidroxit của chúng là chất kiềm mạnh. Franxi là nguyên tố phóng xạ tự nhiên. Chúng là các nguyên tố hoạt động mạnh và ít khi tìm thấy ở dạng đơn chất trong tự nhiên.

Xem chi tiết

Vỏ hàu giúp chữa các khuyết tật về xương

phương pháp tiêu chuẩn để sửa chữa các khuyết tật trong xương là cấy ghép mô, trong đó bác sĩ phẫu thuật sẽ lấy xương từ nơi khác trong cơ thể, ví dụ xương hông, để lấp kín kẽ hở của xương. Tuy nhiên, quy trình này rất đau đớn và có thể gây ra các biến chứng khác tại vị trí lấy xương. Ngoài cách đó ra, các bác sĩ phẫu thuật cũng có thể lấp kín vị trí khiếm khuyết trong xương bằng cách sử dụng vữa hoặc xi măng xương, chẳng hạn canxi sunphat. Nhưng những vật liệu này thường không hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của xương mới. Ví dụ, canxi sunphat thoái hóa nhanh hơn so với tốc độ hình thành xương mới.

Xem chi tiết

Tinh thể nguyên tử

Tinh thể nguyên tử cấu tạo từ những nguyên tử được sắp xếp một cách đều đặn, theo một trật tự nhất định trong không gian tạo thành mạng tinh thể. Ở các nút của mạng tinh thể là những nguyên tử liên kết với nhau bằng các liên kết cộng hóa trị.

Xem chi tiết

Oxit bazơ

Oxit bazơ là các hợp chất hóa học gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại kết hợp với một hay nhiều nguyên tử oxi và có bazơ tương ứng. Các oxit bazơ tan được trong nước gồm các kim loại kiềm (Li, Na, K,...) và kim loại kiềm thổ (Mg, Ca, Ba,...) trừ Be.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.