Phương Trình Hoá Học

Bài 15. Định luật bảo toàn khối lượng

Trong bài học này các bạn sẽ tìm hiểu về định luật bảo toàn khối lượng

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Thí nghiệm 

Trên đĩa cân A  đặt hai cốc (1) và (2) chứa dung dịch bari clorua BaCl2 và dung dịch natri sunfat Na2SO4. Đặt quả cân lên đĩa B cho đến khi cân thăng bằng. Đổ cốc (1) vào cốc (2), rồi lắc cho hai dung dịch trộn lẫn vào nhau. Quan sát thấy có chất rắn màu trắng xuất hiện. Đó là bari sunfat BaSO4, chất này không tan, Đã xảy ra một phản ứng hoá học, đó là phản ứng : 

Bari clorua +Natri sunfat → Bari sunfat +Natri clorua

2. Định luật 

Trước và sau khi làm thí nghiệm, kim của cân giữ nguyên vị trí. Có thể suy ra điều gì ? Khi một phản ứng hoá học xảy ra, tổng khối lượng các chất không thay đổi. Đó là lý cơ bản của định luật. Hai nhà khoa học Lô-mô-nô-xốp (người Nga, 1711 - 1765) và La-voa-die (người Pháp, 1743 - 1794) đã tiến hành độc lập với nhau những thí nghiệm được cân đo chính xác, từ đó phát hiện ra định luật bảo toàn khối lượng. Định luật được phát biểu như sau :

"Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng”. 

Giải thích

Bài 13 đã cho biết, trong phản ứng hoá học diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử. Sự thay đổi này chỉ liên quan đến electron. Con số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên và khối lượng của các nguyên tử không đổi, vì vậy tổng khối lượng các chất được bảo toàn. 

3. Áp dụng 

Để áp dụng, ta viết nội dung định luật thành công thức. Giả sử có phản ứng giữa A và B tạo ra C và D, công thức về khối lượng viết như sau : 

mA + mB = m+ mD

Trong đó : mA, mB, mC, mD là khối lượng của mỗi chất. Thí dụ, công thức về khối lượng của phản ứng trong thí nghiệm trên là: 

mBaCl2 + mNa2So4 = mBaSo4 + mNacl

Theo công thức này, nếu biết khối lượng của ba chất ta tính được khối lượng của chất còn lại. Thực vậy, gọi a, b, c là khối lượng đã biết của ba chất, x là khối lượng chưa biết của chất còn lại. Ta chỉ cần giải phương trình bậc nhất với một ẩn, chẳng hạn như sau : a + b = c +x, hay a+ x = b + c... 

1. Định luật :"Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng”.

2. Áp dụng: Trong một phản ứng có n chất, kể cả chất phản ứng và sản phẩm, nếu biết khối lượng của (m - 1) chất thì tính được khối lượng của chất còn lại. 

BÀI TẬP 

1. a) Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng. 

    b) Giải thích vì sao trong một phản ứng hoá học tổng khối lượng các chất được bảo toàn. 

2. Trong phản ứng hoá học ở thí nghiệm trên, cho biết khối lượng của natri sunfat  Na2SO4 là 14,2 g, khối lượng của các sản phẩm bari sunfat BaSO4 và natri clorua NaCl theo thứ tự là 23,3 g và 11,7 g. 

Hãy tỉnh khối lượng của bari clorua BaCl2 đã phản ứng. 3. Đốt cháy hết 9 g kim loại magie Mg trong không khí thu được 15 g hợp chất magie oxit MgO. Biết rằng, magie cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi O2 trong không khí.

a) Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra.

b) Tính khối lượng của khí oxi đã phản ứng. 

 

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 17. Silic và hợp chất của silic

Nội dung bài học Silic và hợp chất của silic chủ yếu tìm hiểu Vị trí của silic trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử; Tính chất vật lí (dạng thù hình, cấu trúc tinh thể, màu sắc, chất bán dẫn), trạng thái tự nhiên, ứng dụng (trong kĩ thuật điện), điều chế silic (Mg + SiO2); Tính chất hoá học: Là phi kim hoạt động hoá học yếu,  ở nhiệt độ cao tác dụng với nhiều chất (oxi, cacbon, dung dịch NaOH, magie).

Xem chi tiết

Bài 32. Hợp chất của sắt

Nội dung bài học trình bày cụ thể, tỉ mỉ về các hợp chất của Sắt. Thông qua bài học các em học sinh biết được tính chất vật lí - hóa học của hợp chất Sắt (II), Sắt (III) và phương pháp điều chế. Biết được tính chất và ứng dụng của một số hợp chất quan trọng của hợp chất của Sắt.

Xem chi tiết

Bài 40. Ancol

Nội dung bài giảng Ancol tìm hiểu về Định nghĩa, phân loại ancol; Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp (gốc - chức và thay thế). Tính chất vật lí : Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước; Liên kết hiđro. Tính chất hoá học : Phản ứng của nhóm -OH (thế H, thế -OH), phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete, phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton ; Phản ứng cháy. Phương pháp điều chế ancol từ anken, điều chế etanol từ tinh bột, điều chế glixerol. Ứng dụng của etanol. Công thức phân tử, cấu tạo, tính chất riêng của glixerol (phản ứng với Cu(OH)2).

Xem chi tiết

CHƯƠNG 5 ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

Nội dung bài học trình bày vị trí của kim loại trong Bảng hệ thống tuần hoàn; cấu tạo của kim loại cũng như liên kết kim loại.

Xem chi tiết

CHƯƠNG 7 HIĐROCACBON THƠM, NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN. HỆ THỐNG HÓA VỀ HIĐROCACBON

Hôm nay chúng ta học chương mới, đó là hiđrocacbon thơm. Vậy hiđrocacbon thơm là gì? Chia làm mấy loại? Nó có những ứng dụng nào trong cuộc sống? Để trả lời những câu hỏi trên chúng ta sẽ tìm hiểu một chương mới: Chương 7 Hiđrocacbon thơm - nguồn hiđrocacbon thiên nhiên - hệ thống hóa về hiđrocacbon Bài đầu tiên chúng ta tìm hiểu trong chương này là Bài 35 Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.