Phương Trình Hoá Học

Bài 21. Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

Hàng năm thế giới mất đi 15% lượng gang , thép luyện được do bị ăn mòn. Vậy thế nào là sự ăn mòn kim loại và có biện pháp nào để bảo vệ không?

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. THẾ NÀO LÀ SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI

Sự phá hủy kim loại, hợp kim do tác dụng của hóa học trong môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loạI.

- Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại, hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường.

- Nguyên nhân: do kim loại tác dụng với những chất mà nó tiếp xúc trong môi trường (nước, không khí, đất).

Ví dụ: Đinh sắt để lâu trong không khí thì bị gỉ, gỉ sắt có công thức là Fe2O3.

II. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI

1. Ảnh hưởng của các chất có trong môi trường

- Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào các chất có trong môi trường.

Ví dụ:

         + Đinh sắt trong không khí khô không bị ăn mòn.

         + Đinh sắt trong nước có hòa tan oxi bị ăn mòn chậm.

         + Đinh sắt trong dung dịch muối ăn bị hòa tan nhanh.

         + Đinh sắt trong nước cất không bị ăn mòn.

2. Ảnh hướng của nhiệt độ

- Ở nhiệt độ cao sẽ làm cho sự ăn mòn xảy ra nhanh hơn.

III. NHỮNG BIỆN PHÁP BẢO VỆ KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN

1. Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường

- Bằng cách phủ lên bề mặt kim loại một lớp bền vững môi trường: sơn mạ, tráng men, bôi dầu mỡ.

- Để đồ vật nơi khô ráo, thường xuyên lau chùi sạch sẽ sau khi sử dụng cũng làm cho kim loại bị ăn mòn chậm hơn

2. Chế tạo các hợp kim ít bị ăn mòn

- Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn: inox, hợp kim nhôm.

 

1. Sự phá huỷ kim loại và hợp kim do tác dụng cho học trong môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại.

2. Kim loại bị ăn mòn là do kim loại tác dụng với các chất như nước, oxi (không khí) và một số chất khác ... trong môi trường.

3. Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào các chất trong môi trường, nhiệt độ của môi trường ...

4. Các biện pháp chống ăn mòn : ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường hoặc chế tạo những hợp kim ít bị ăn mòn, 

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 13. Luyện tập chương 1: Các hợp chất vô cơ

Để củng cố lại các kiến thức đã học về các loại hợp chất vô cơ - Vận dụng nó để giải một số bài tập nên hôm nay chúng ta sẽ vào bài luyện tập

Xem chi tiết

Bài 43. Thực hành: Tính chất của Hiđrocacbon

Nội dung bài giảng Thực hành Tính chất của Hiđrocacbon rèn luyện khả năng thao tác, lắp ráp, tiến hành các thí nghiệm Điều chế Etilen, Tính chất của Axetilen (tác dụng với Brom, tác dụng vớiOxi), tính chất vật lí của benzen.

Xem chi tiết

Bài 29. Luyện tập Chất hữu cơ, công thức phân tử

• Biết phạm vi áp dụng của các phương pháp : Chưng cất, chiết và kết tinh hợp chất hữu cơ. • Nắm vững cách xác định công thức phân tử từ kết quả phân tích.

Xem chi tiết

CHƯƠNG 5 HIĐRO – NƯỚC

+ Hiđro có những tính chất và ứng dụng gì ? + Phản ứng oxi hoá - khử là gì ? Thế nào là chất khử, chất oxi hoá ? - Điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp như thế nào ? - Phản ứng thế là gì ? Thành phần, tính chất của nước như thế nào ? Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất như thế nào ? Phải làm gì để giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm ?

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.