Phương Trình Hoá Học

Bài 27. Cacbon

Nội dung bài giảng Cacbon tìm hiểu Đơn chất cacbon có 3 dạng thù hình chính: Kim cương, than chì và cacbon vô định hình; Cacbon vô định hình (than gỗ, than xương, mồ hóng…) có tính hấp phụ và hoạt động hóa học nhất; Sơ lược tính chất vật lí của 3 dạng thù hình; Cacbon là phi kim hoạt động hóa học yếu: Tác dụng với oxi và một số oxit kim loại, tính chất hóa học đặc biệt của cácbon là tínhkhử ở nhiệt độ cao; Một số ứng dụng tương ứng với tính chất vật lí và tính chất hóa học của cacbon.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. CÁC DẠNG THÙ HÌNH CỦA CACBON

1. Dạng thù hình là gì?

- Các dạng thù hình của một nguyên tố hóa học là những đơn chất khác nhau do nguyên tố đó tạo nên.

Ví dụ: nguyên tố oxi có 2 dạng thù hình là oxi O2 và ozon O3.

2. Cacbon có những dạng thù hình nào?

- Kim cương, than chì, cacbon vô định hình.

II. TÍNH CHẤT CỦA CACBON

1. Tính chất hấp phụ

- Than gỗ có tính hấp phụ chất màu tan trong dung dịch.

- Than gỗ có khả năng hấp phụ lên bề mặt của nó các chất khí, hơi, và chất tan trong dung dịch.

- Than gỗ, than xương, ... mới điều chế có tính hấp phụ cao gọi là than hoạt tính.

2. Tính chất hóa học

- Cacbon có đầu đủ tính chất hóa học của một phi kim như tác dụng với hi đro, oxi và kim loại. Tuy nhiên ở điều kiện thường phản ứng của hi đro hoặc kim loại với cacbon diễn ra rất khó khăn

a) Tác dụng với oxi

C(r) + O2(k) -> CO2 (k) (điều kiện nhiệt độ)

b) Tác dụng với oxit kim loại

C(r) + 2CuO(r) -> 2Cu(r) + CO2(k) (điều kiện nhiệt độ)

- Ngoài ra thì cacbon có thể tác dụng với một số oxit như ZnO, PbO,.. để tạo thành kim loại.

III. ỨNG DỤNG CỦA CACBON

Tùy thuộc vào tính chất của mỗi dạng thù hình, người ta sử dụng cacbon vào trong đời sống và sản xuất.

- Than chì làm điện cực, chất bôi trơn, ruột bút chì.

- Kim cương được dùng làm đồ trang sức, mũi khoan, dao cắt kính.

- Than hoạt tính được dùng làm mặt nạ phòng độc, làm chất khử màu , khử mùi.

- Than đá, than gỗ, được dùng làm nhiên liệu, làm chất khử để điều chế một số kim loại 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 39. Một số hợp chất của crom

Biết tính chất hóa học đặc trưng của các hợp chất crom (II), crom (III) và crom (VI)

Xem chi tiết

Bài 8. Luyện tập chương I

Củng cố kiến thức và vận dụng lí thuyết để làm một số dạng bài tập cơ bản

Xem chi tiết

Bài 36. Xicloankan

Biết cấu trúc, đồng phân, danh pháp của một số monoxicloankan. Biết tính chất vật lí, tính chất hoá học và ứng dụng của xicloankan

Xem chi tiết

Bài 16. Phương trình hóa học

Theo định luật bảo toàn khối lượng, số nguyên tử mỗi nguyên tố trong các chất trước và sau phản ứng được giữ nguyên, tức là bằng nhau. Dựa vào đây và với công thức hoá học ta sẽ lập phương trình hoá học để biểu diễn phản ứng hoá học.

Xem chi tiết

CHƯƠNG 5 NHÓM HALOGEN

Nội dung bài giảng Khái quát về nhóm halogen tìm hiểu về Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn; Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử và một số tính chất vật lí của các nguyên tốtrong nhóm; Cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen tương tự nhau. Tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh; Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất trong nhóm halogen.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.