Phương Trình Hoá Học

Bài 41. Độ tan của một chất trong nước

Các bạn đã biết, ở một nhiệt độ nhất định các chất khác nhau có thể bị hoà tan nhiều hay ít khác nhau. Đối với một chất nhất định, ở những nhiệt độ khác nhau cũng hoà tan nhiều ít khác nhau. Để có thể xác định được lượng chất tan này, chúng ta hãy tìm hiểu độ tan của chất.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. CHẤT TAN VÀ CHẤT KHÔNG TAN

1. Tính tan của chất

Có chất không tan và có chất tan trong nước. Có chất tan nhiều và có chất tan ít trong nước. 

2. Tính tan trong nước của một số axit, bazơ, muối 

Axit : Hầu hết axit tan được trong nước, trừ axit silixic (H2SiO3). Bazơ : Phần lớn các bazơ không tan trong nước, trừ một số như : KOH, NaOH, Ba(OH)2, còn Ca(OH)2 ít tan. 

Muối :

a) Những muối natri, kali đều tan.

b) Những muối nitrat đều tan.

c) Phần lớn các muối clorua, sunfat tan được. Nhưng phần lớn muối cacbonat không tan

II. ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC 

Để biểu thị khối lượng chất tan trong một khối lượng dung môi, người ta dùng độ tan”. 

1. Định nghĩa 

Độ tan (kí hiệu là S) của một chất trong nước là số gam chất đó hoà tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hoà ở một nhiệt độ xác định. Thí dụ, ở 25 °C độ tan của đường là 204 g, của NaCl là 36 g, của AgNO3 là 222 g ... 

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan.

a) Độ tan của chất rắn trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ. Trong nhiều trường hợp, khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn cũng tăng theo. Số ít trường hợp, khi tăng nhiệt độ thì độ tan lại giảm.

b) Độ tan của chất khí trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Độ tan của chất khí trong nước sẽ tăng, nếu ta giảm nhiệt độ và tăng áp suất.

 

Độ tan của một chất trong nước :

Độ tan (S) của một chất là số gam chất đó tan được trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hoà ở một nhiệt độ xác định.

Nói chung độ tan của chất rắn sẽ tăng nếu tăng nhiệt độ. Độ tan của chất khí sẽ tăng nếu giảm nhiệt độ và tăng áp suất. 

 

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 61. Axit cacboxylic. tính chất hoá học, điều chế và ứng dụng

Hiểu mối liên quan giữa cấu trúc và tính chất của nhóm cacboxyl. Biết vận dụng kiến thức cũ vào phản ứng của gốc hiđrocacbon của axit cacboxylic . Biết phương pháp điều chế và ứng dụng của axit cacboxylic.

Xem chi tiết

Bài 19. Sắt

Từ xa xưa con người đã biết sử dụng nhiều vật dụng bằng sắt hoặc hợp kim sắt. Ngày nay trong số tất cả trong kim loại, sắt vẫn được sử dụng nhiều nhất. Hãy tìm hiểu các tính chất vật lí, hóa học của sắt.

Xem chi tiết

Bài 7. Tính chất hóa học của bazơ

Nội dung bài học chủ yếu đề cập đến tính chất hoá học chung của bazơ (tác dụng với chất chỉ thị màu, và với axit); tính chất hoá học riêng của bazơ tan (kiềm) (tác dụng với oxit axit và với dung dịch muối); tính chất riêng của bazơ không tan trong nước (bị nhiệt phân huỷ).

Xem chi tiết

Bài 18. Công nghiệp silicat

Nội dung bài học Công nghiệp silicat trình bày về Thành phần, tính chất của thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng: phương pháp sản xuất các loại vật liệu trên từ nguồn nguyên liệu có trong tự nhiên. Cách sử dụng, bảo quản đồ dùng các vật liệu thuỷ tinh, đồ gốm, xây dựng như xi măng...

Xem chi tiết

Bài 6. Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ

Nội dung bài học giúp các bạn học sinh hiểu rõ về cấu tạo phân tử, những tính chất điển hình và ứng dụng của saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.