Phương Trình Hoá Học

Chương 4 Phản ứng hóa học Bài 25. Phản ứng oxi hóa - khử

Thế nào là chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa, sự khử, phản ứng oxi hóa khử?

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I - PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ

Chúng ta hãy xét một số phản ứng để hiểu được bản chất của phản ứng oxi hóa - khử.

1. Phản ứng của natri với oxi

Dễ dàng nhận thấy rằng đó là phản ứng oxi hóa - khử vì tồn tại đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

Natri kết hợp với oxi, natri là chất khử, còn oxi là chất oxi hóa.

Dựa vào kiến thức về cấu tạo nguyên tử và liên kết ion, ta nhận thấy có sự cho - nhận electron.

Nguyên tử natri nhường electron:

Nguyên tử oxi nhận electron:

Sự hình thành phân tử  Na2O:

2Na++O2−→Na2O

Nguyên tử natri nhường electron, là chất khử. Sự nhường electron của natri được gọi là sự oxi hóa nguyên tử natri.

Nguyên tử oxi nhận electron, là chất oxi hóa. Sự nhận electron của oxi được gọi là sự khử nguyên tử oxi.

Ta cũng nhận thấy có sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố tham gia phản ứng:

- Số oxi hóa của nguyên tố natri tăng từ 0 lên +1. Natri là chất khử. Sự làm tăng số oxi hóa của Na là sự oxi hóa nguyên tử natri.

- Số oxi hóa của nguyên tố oxi giảm từ 0 xuống -2. Oxi là chất oxi hóa. Sự làm giảm số oxi hóa của oxi là sự khử nguyên tử oxi.

Vậy có thể nói, trong phản ứng oxi hóa - khử có sự cho - nhận electron hay có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.

2. Phản ứng của sắt với dung dịch đồng sunfat

Fe+CuSO4→FeSO4+Cu

Ở phản ứng này, ta không thể dựa vào dấu hiệu chất kết hợp với oxi và chất cung cấp oxi để kết luận về phản ứng oxi hóa - khử. Nhưng dựa vào sự cho - nhận electron hoặc sự thay đổi số oxi hóa ta thấy:

Sự cho - nhận electron:

- Nguyên tử sắt nhường electron, là chất khử. Sự nhường electron  của nguyên tử sắt được gọi là sự oxi hóa nguyên tử sắt.

- Ion đồng nhận electron, là chất oxi hóa. Sự nhận electron của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.

Sự thay đổi số oxi hóa:

- Số oxi hóa của sắt tăng từ 0 đến +2. Nguyên tử sắt là chất khử. Sự làm tăng số oxi hóa của sắt được gọi là sự oxi hóa nguyên tử sắt.

- Số oxi hóa của đồng giảm từ +2  xuống 0. Ion đồng là chất oxi hóa. Sự làm giảm số oxi hóa của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.

Phản ứng của sắt với dung dịch đồng sunfat cũng là phản ứng oxi hóa - khử vì tồn tại đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

3. Phản ứng của hiđro với clo

H2+Cl2→2HCl

Ta đã biết liên kết trong phân tử  HCl  là liên kết cộng hóa trị.Vì vậy, ở phản ứng này không  có sự nhường và nhận electron.Tuy nhiên số oxi hóa của các chất trong phản ứng có thay đổi.

Số oxi hóa của hiđro tăng từ  0  lên  +1. Hiđro là chất khử. Sự  làm tăng số oxi hóa của hiđro là sự oxi hóa nguyên tử hiđro.

Số oxi hóa của clo giảm từ 0 xuống −1. Clo là chất oxi hóa. Sự làm giảm số oxi hóa của clo là sự khử nguyên tử clo.

Trong phản ứng của hiđro với clo xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử. Đó cũng là phản ứng oxi hóa - khử.

4. Định nghĩa

Chất khử là chất nhường electron hay là chất có số oxi hóa tăng sau phản ứng. Chất khử còn được gọi là chất bị oxi hóa.

Chất oxi hóa là chất nhận electron hay là chất có số oxi hóa giảm sau phản ứng. Chất oxi hóa còn được gọi là chất bị khử.

Sự oxi hóa (quá trinh  oxi hóa)  một chất là làm cho chất đó nhường electron hay làm tăng số oxi hóa của chất đó.

Sự khử (quá trình khử) một chất là làm cho chất đí nhận electron hay làm giảm số oxi hóa của chất đó.

Phản ứng oxi hóa -  khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng; hay phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.

II - LẬP PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC CỦA PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ

Để lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa - khử, ta cần biết công thức hóa học của các chất tham gia và tạo thành, còn việc lựa chọn hệ số thích hợp đặt trước công thức các chất trong phương trình hóa học có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau.

Ta sẽ làm quen với một trong các phương pháp: Đó là phương  pháp thăng bằng electron. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc: Tổng số electron do chất khử nhường phải đúng bằng tổng số electron mà chất oxi hóa nhận.

Để lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa - khử theo phương  pháp thăng bằng electron, ta thực hiện các bước sau đây:

Thí dụ 1: Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa - khử sau:

Fe2O3+CO→Fe+CO2

Bước 1: Xác định số oxi hóa của những nguyên tố có số oxi hóa thay đổi.

Bước 2: Viết quá trinh oxi hóa và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.

Bước 3: Tìm hệ số thích hợp sao cho tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hóa nhận.

Bước 4: Đặt hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Hoàn thành phương trình hóa học:

Fe2O3+3CO→2Fe+3CO2

III - Ý NGHĨA CỦA PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ

Phản ứng oxi hóa - khử là một trong những quá trình quan trọng nhất của thiên nhiên. Sự hô hấp, quá trình thực  vật hấp thụ khí cacbonic giải phóng oxi, sự trao đổi chất và hàng loạt quá trình sinh học khác đều có cơ sở là các phản ứng oxi hóa - khử.

Sự đốt cháy nhiên liệu trong các động cơ, các quá trình điện phân, các phản ứng xảy ra trong pin và trong ăcquy đều bao gồm sự oxi hóa và sự khử. Hàng loạt quá trình sản xuất như luyện kim, chế tạo hóa chất, chất dẻo, dược phẩm, phân bón hóa học,...đều không thực hiện được nếu thiếu các phản ứng oxi hóa - khử.

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 27. Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy

Khí oxi có rất nhiều trong không khí. Có cách nào tách riêng được khí oxi từ không khí ? Trong phòng thí nghiệm muốn có một lượng nhỏ khí oxi thì làm thế nào ?

Xem chi tiết

Chương 5. Hidrocacbon no.Bài 33. Ankan Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp

• Biết sự liên quan giữa đồng đẳng, đồng phân của ankan • Biết gọi tên các ankan với mạch chính không quá 10 nguyên tử C

Xem chi tiết

Bài 27. Phân tích nguyên tố

• Biết nguyên tắc phân tích định tính và định lượng nguyên tố. • Biết tính hàm lượng phần trăm nguyên tố từ kết quả phân tích

Xem chi tiết

Bài 54. Ancol: Tính chất hoá học, điều chế và ứng dụng

Biết phản ứng thế, phản ứng tách và phản ứng oxi hoá của ancol. Biết phương pháp điều chế và ứng dụng của ancol.

Xem chi tiết

Bài 2. Một số oxit quan trọng

Canxi 0xit có những tính chất, ứng dụng gì và được sản xuất như thế nào ? Lưu huỳnh đioxit có những tính chất, ứng dụng gì ? Điều chẽ nó như thế nào ?

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.