Công nghiệp Hợp chất này là muối tan được trong nước, và có thể được dùng làm chất khử trong dung dịch. Nó được dùng trong một số quá trình nhuộm công nghiệp, ở đó một thuốc nhuộm không tan khác bị khử thành muối kim loại kiềm tan được. Tính khử của natri đithionit còn dùng để loại bỏ thuốc nhuộm dư, oxit dư và các chất màu ngoài dự kiến, bằng cách này làm cải thiện chất lượng màu tổng quát. Phản ứng với formaldehyd tạo thành Rongalite, được dùng làm thuốc tẩy, chẳng hạn như trong việc tẩy bột giấy, cotton, len, da, chất thuộc da màu vàng và đất sét. Na2S2O4 + 2 CH2O → 2 HOCH2SO−2 + 2 Na+ Natri đithionit có thể dùng để xử lý nước, lọc khí, làm sạch và tẩy gỉ. Nó có thể dùng trong các quá trình công nghiệp như là tác nhân sunfonat hóa hoặc nguồn cung cấp ion natri. Ngoài ra trong công nghiệp in ấn, chất này còn dùng trong các ngành liên quan đến da, gỗ, polyme, ảnh chụp và nhiều thứ khác nữa. Sự sử dụng rộng rãi của nó có thể là do độc tính thấp của nó, liều gây chết trung bình LD50 khoảng 5 g/kg. , Sinh học Natri đithionit dùng trong các thí nghiệm lý sinh như là một cách làm giảm thế khử của dung dịch (Eo' -0.66 V so với NHE ở pH 7[5]). Kali ferrixianua thường dùng làm chất oxi hóa trong thí nghiệm trên (Eo' ~ 436 mV ở pH 7). Ngoài ra, natri đithionit còn dùng trong các cuộc thí nghiệm về hóa học đất để tìm kiếm lượng sắt không có trong các khoáng vật silicat ban đầu. Do đó, sắt tách ra bởi natri đithionit có thể xem là "sắt tự do". Ái lực mạnh của ion đithionit với các cation kim loại hóa trị hai và ba (M2+, M3+) giúp nó tăng độ tan của sắt, và vì thế đithionit là một chất tạo phức hữu ích. Địa học Natri đithionit dùng trong việc thu hồi dầu tăng cường hóa học để làm ổn định các polyme poliacrylamit tránh khỏi sự biến chất cơ bản khi có mặt sắt. Nó còn dùng trong các ứng dụng môi trường để truyền mặt có Eh thấp xuống lòng đất để khử các chất ô nhiễm như crom. Chụp ảnh Nó có thể làm thuốc tráng phim, nhưng rất ít khi được chọn. Nó thiên về làm giảm độ bắt sáng của phim và, nếu dùng sai cách, nhanh chóng làm mờ bức ảnh.