Phương Trình Hoá Học

Axit nucleic là gì?

Axit nucleic là polime sinh học do nhiều đơn vị nucleotit kết hợp với nhau (còn gọi là polinucleotit) nhờ các liên kết photphodieste.Axit nucleic là thành phần quan trọng nhất của nhân tế bào. Tên axit nucleic có nguồn gốc từ tiếng La tinh có nghĩa là nhân.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Định nghĩa

Axit nucleic là polime sinh học do nhiều đơn vị nucleotit kết hợp với nhau (còn gọi là polinucleotit) nhờ các liên kết photphodieste. Axit nucleic là thành phần quan trọng nhất của nhân tế bào. Tên axit nucleic có nguồn gốc từ tiếng La tinh có nghĩa là nhân. Các axit nucleic tồn tại dưới dạng kết hợp với protein và dạng kết hợp đó có tên là nucleoprotein hay nucleoproteit.

2. Thành phần cấu tạo

Axit nucleic – Wikipedia tiếng Việt

Axit nucleic chứa các nguyên tố C, H, O, N, P. Phân tử khối của axit nucleic rất lớn, khoảng 2.000.000 đến 10.000.000 đvC. Axit nucleic được cấu thành bởi các monome là nucleotit. Một nucleotit bao gồm ba thành phần chính:

- Gốc bazơ nitơ (dẫn xuất của dị vòng purin hoặc dị vòng pirimidin).

- Gốc pentozơ (ribozơ hoặc deoxiribozơ).

- Gốc axit photphoric

Ba thành phần này kết hợp với nhau theo tỉ lệ 1:1:1

3. Cấu trúc của axit nucleic

Axit nuclêic, trắc nghiệm sinh học lớp 10

Nhiều đơn vị nucleotit kết hợp với nhau nhờ liên kết photphodieste tạo nên axit nucleic. Liên kết este được tạo thành từ nhóm -OH của gốc photphat của một đơn vị nucleotit với nhóm -OH của gốc pentozơ của đơn vị nucleotit kế tiếp. 

Có hai loại axit nucleic là axit deoxiribonucleic (ADN) và axit ribonucleic (ARN). Hai loại này khác nhau về thành phần pentozơ trong phân tử, ADN không có bazơ dị vòng uraxil còn ARN không có dị vòng timin.

- Axit deoxiribonucleic (ADN)

Các gốc nitơ:Thymine, Guanine, Adenine, Cytosine.

Cấu trúc: sợi đôi

Đường ngũ cốc: Deoxyribose

Hình dạng chính của ADN là hình xoắn kép ba chiều. Cấu trúc dạng xoắn này giúp cho các ADN có  khả năng thư giản và tổng hợp nên protein.

- ARN

Các gốc nitơ: Guanine, Adenine, Uracil, Cytosine

Cấu trúc: Sợi đơn

Đường năm carbon: Ribose

Khác hẳn so với ADN thì ARN lại không có cấu trúc dạng xoắn, cấu tạo của chúng lại phức tạp hơn theo hình dạng ba chiều. Nguyên nhân là do các nguyên tử bazo ARN kết hợp với các ARN khác.

4. Vai trò

Các axit nucleic là phân tử không thể thiếu trong các cá thể sinh vật để tạo nên một hệ giúp thực hiện các quá trình mã hóa và truyền tải thông tin di truyền. Axit nucleic được tìm thấy hầu hết trong mọi sinh vật - thực vật đa bào cho đến các sinh vật có cấu tạo đơn bào như vi khuẩn virut. Mỗi sinh vật đó đều có điểm chung với nhau.

Chúng là những vật liệu di truyền để kết nối các sinh vật trên trái đất như con người động vật, thực vật và cả sinh vật đơn bào. Mỗi sinh vật có thể trông giống nhau về vẻ bề ngoài nhưng vô hình chung nếu như chúng ta để ý thì chúng có những đặc điểm cũng như tính chất khác nhau và khá đặc biệt so với các cá thể đồng loại khác.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Ăn mòn

Ăn mòn là sự phá hủy dần dần các vật liệu (thường là kim loại) thông qua phản ứng hóa học hoặc phản ứng điện hóa với môi trường. Ăn mòn là một quá trình có cơ chế phức tạp, nhưng về cơ bản, có thể hiểu sự ăn mòn là một hiện tượng điện hóa. Tại một điểm trên bề mặt kim loại, quá trình oxy hóa xảy ra, nguyên tử kim loại bị mất điện tử (electron), gọi là quá trình oxy hóa. Vị trí oxy hóa đó trở thành anode (cực dương). Các electron sẽ di chuyển từ anode đến một vị trí khác trên bề mặt kim loại, làm tăng số lượng electron (quá trình khử). Vị trí bị tăng electron trở thành cathode (cực âm).

Xem chi tiết

Phản ứng hóa học

Qúa trình biến đổi từ chất thành thành chất khác gọi là phản ứng hóa học. Chất ban đầu, bị biến đổi trong phản ứng được gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia), chất mới sinh ra sau phản ứng được gọi là sản phẩm. Phản ứng hóa học được ghi theo phương trình hóa học. Trong quá trình phản ứng, lượng chất tham gia phản ứng giảm dần, lượng sản phẩm tăng dần.

Xem chi tiết

Thăng hoa

Thăng hoa là quá trình chuyển biến trạng thái vật chất, trực tiếp từ thể rắn qua thể khí, mà không qua thể lỏng trung gian.

Xem chi tiết

Hiệu ứng nhà kính

Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên.

Xem chi tiết

Phản ứng đốt cháy

Phản ứng đốt cháy là một trong những phản ứng hay gặp nhất trong hóa học. Phản ứng đốt cháy liên quan đến một vật liệu dễ cháy và chất oxy hóa để tạo thành một sản phẩm oxy hóa. Phản ứng đốt cháy là một phản ứng tỏa nhiệt.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.