Phương Trình Hoá Học

Tecpen là gì?

Từ cổ xưa, loài người đã ưa thích và quan tâm tới dầu thơm tách được từ thực vật. Tuy nhiên, mãi tới đầu thế kỉ XIX mới có những nghiên cứu đầu tiên về thành phần hóa học của tinh dầu. Vào năm 1818, người ta đã xác định được rằng tỉ lệ nguyên tử C:H ở tinh dầu là 5:8. Tiếp theo đó một số hidrocacbon không no, không vòng hoặc có vòng đã được tách ra, Chúng có công thức chung là (C5H8)n và được gọi là tecpen, do nhiều chất loại đó đã được tách ra từ dầu thông.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Khái niệm

Tecpen là tên gọi nhóm hiđrocacbon không no thường có công thức chung là (C5H8)n (n≥2), thường gặp trong giới thực vật. Tecpen có nhiều trong tinh dầu thảo mộc như tinh dầu thông, sả, quế, chanh, cam,...

Cấu tạo tử tecpen có cấu tạo mạch hở hoặc mạch vòng và có chứa các liên kết đôi “C = C”

Hình ảnh có liên quan
Tecpen là những hợp chất chứa C, H và O mà bộ khung cacbon gồm nhiều mắt xích giống với khung cacbon của isopren, tức là có thể biểu diễn bởi công thức (iso-C5) với (n ≥ 2 )

Nguồn gốc

Tên tenpen ra đời từ đâu? Do nhiều hợp chất của tecpen được tách ra từ dầu thông có tên là turpentine, nên người ta đặt các tinh dầu thơm tách ra từ cây thông là turpentine.

Phân loại

Dựa vào những tiêu chuẩn khác nhau để phân loại tecpen. Ở đây, để cập đến 2 cách phân loại tecpen là + Tecpen chứa oxi (dẫn xuất chứa oxi của tecpen) và không chứa oxi + Số lượng mắt xích iso-C5 - Dẫn xuất chứa oxi của tecpen
• Mạch hở
VD: Geraniol : có trong tinh dầu hoa hồng
 
Geraniol : có trong tinh dầu hoa hồng
Xitronelol có trong tinh dầu sả
Các hợp chất này đều có mùi thơm đặc trưng, là những đơn hương quý dùng trong công nghiệp và thực phẩm….
• Mạch vòng
VD: Mentol và menton (có trong tinh dầu bạc hà) không những được đưa vào bánh kẹo, kem đánh răng…, mà còn dùng để điều chế thuốc chữa bệnh.
 
- Số lượng mắt xích iso-C5
                     
 Loại tecpen  Khung cacbon  Số lượng C  Ví dụ
 Monotecpen   (iso-C5)2  10  C10H16, C10H18O, C10H16O
 Secquitecpen   (iso-C5)3  15  C15H24, C15H24O, C15H22O
 Đitecpen  (iso-C5)4   20  C20H32, C20H32O, C20H30O
 Tritecpen   (iso-C5)6   30  C30H50, C30H50O
 Tetratecpen   (iso-C5)8   40  C40H56
 
• Monotecpen
• Monotecpen vòng lại được phân chia 1 vòng ( monoxiclic monotecpen ) và loại 2 vòng ( bixiclic monotecpen ) Vd : linonen, -Tecpinen ( C10H16 )
Mirxen
Oximem (trong tinh dầu lá húng quế)
• Secquitecpen có mạch cacbon là (iso-C5)3. Chúng có loại mạch hở, loại mạch vòng thường gặp trong thiên nhiên ở dạng hiđrocacbon, ancol và xeton.
• Secquitecpen vòng Gặp phổ biến trong giới thực vật
Vd : bisabolen, cađinen (C15H24)
Bisabolen Caddinen • Secquitecpen không vòng Trong thiên nhiên gặp ít hơn so với loại có vòng VD : farnezen ( C15H24 ), Farnezol ( C15H26O ) • Đitecpen (iso-C5)4 . Có giá trị quan trọng là hai ancol đitecpen : phitol (C20H39OH) và retinol (C20H29OH). VD: Phitol ở dạng este tạo thành 1 nhánh của clorophin có trong chất diệp lục ở cây xanh. Retinol hay vitamin A có trong lòng đỏ trứng, dầu gan cá
Vitamin A – retinol
• Tritecpen (iso-C5) Squalen ( C30H50 ) có nhiều trong gan cá mập, được dùng làm nguyên liệu trong sinh tổng hợp nhiều steroit. • Tetratecpen (iso-C5)8 Hiđrocacbon tetratecpen, C40H56, gặp rất phổ biến trong thiên nhiên. Chúng có màu vàng đến đỏ và tạo ra sắc tố của hoa quả Vd : β-caroten ( sắc tố màu da cam ở củ cà rốt )
licopen ( sắc tố màu đỏ quả cà chua )
• Politecpen Trong tự nhiên người ta thường gặp một số polime mà phân tử của chúng gồm hàng chục ngàn mắt xích iso-C5 tạo thành.
VD : cao su thiên nhiên

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Muối Crom (III)

Crom (III) là trạng thái oxi hóa bền nhất của crom. Người ta đã biết được nhiều muối Crom (III), những muối này độc với người. Nhiều muối crom (III) cũng có cấu tạo và tính chất giống với muối nhôm (III) cho nên biết tính chất hóa học của nhôm (III) có thể suy đoán tính chất của hợp chất crom (III). Sự giống nhau này được giải thích bằng sự gần nhau về kích thước của các ion Cr3+ và Al3+.

Xem chi tiết

Oxi lưỡng tính

Oxit là hợp chất hóa học trong đó có một nguyên tố oxi.Oxit lưỡng tính là những hợp chất hóa học vừa có khả năng phản ứng với axit hoặc bazơ để tạo thành muối và nước.

Xem chi tiết

Amoniac

Dung dịch amoniac, còn được gọi là nước amoniac, amoni hydroxit, rượu ammoniacal, amoniac nước, hoặc (không chính xác) amoniac, là một dung dịch amoniac trong nước. Nó có thể được biểu thị bằng ký hiệu NH3(aq).

Xem chi tiết

Kim loại kiềm

Các kim loại kiềm thuộc nhóm IA của bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố. Nhóm này bao gồm những nguyên tố: Liti (Li), natri (Na); Kali (K); Rubidi (Rb), Xeci (Cs) và Franxi (Fr). Sở dĩ được gọi là kim loại kiềm vì hidroxit của chúng là chất kiềm mạnh. Franxi là nguyên tố phóng xạ tự nhiên. Chúng là các nguyên tố hoạt động mạnh và ít khi tìm thấy ở dạng đơn chất trong tự nhiên.

Xem chi tiết

Hợp chất vô cơ

Hợp chất vô cơ là những hợp chất hóa học không có mặt nguyên tử cacbon, ngoại trừ khí CO, khí CO2, acid H2CO3 và các muối cacbonat, hidrocacbonat. Chúng thường được xem là kết quả của sự tổng hợp từ các quá trình địa chất, trong khi hợp chất hữu cơ thường liên quan đến các quá trình sinh học.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.