Phương Trình Hoá Học

Axit silixic là gì?

Cấu tạo phân tử của axit silixic chưa được xác định, nó có thể ứng với hai công thức H4SiO4 và H2SiO3. Axit silixic có thể tồn tại dưới dạng đơn phân tử tự do H4SiO4 ở trong dung dịch, nhưng những phân tử đó dễ ngưng tụ với nhau mất bớt nước tạo thành những hạt lớn hơn của dung dịch keo.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Cấu tạo phân tử của axit silixic chưa được xác định, nó có thể ứng với hai công thức H4SiO4 (axit orthosilixic) và H2SiO3 (Axit metasilixic). Trước kia người ta thường hay dùng công thức thứ hai vì nó giống với công thức của axit cacbonic. Thực ra công thức đó không đáng tin cậy vì thực tế ion đơn giản SiO32- không tồn tại mà ngược lại ion SiO42- có rất phổ biến. Ngoài ra trong mọi hợp chất của silic với oxi, silic luôn luôn có số phối trí bằng 4 chứ k phải là 3. Bởi vậy có lẽ công thức H4SiO4 ngày nay được công nhận là đáng tin cậy hơn.

Axit silixic

Axit silixic có thể tồn tại dưới dạng đơn phân tử tự do H4SiO4 ở trong dung dịch, nhưng những phân tử đó dễ ngưng tụ với nhau mất bớt nước tạo thành những hạt lớn hơn của dung dịch keo (sol).

Dung dịch keo của axit silixic là một chất lỏng trong suốt đặc biệt, dùng kính hiển vi cũng không thể phát hiện được hạt keo. Nhưng dung dịch keo này chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định vì ở rong đó phản ứng ngưng tụ vẫn tiếp diễn. Những nhóm OH nằm ở giữa các mạch có thể tương tác với nhau để tạo thành những phân tử ba chiều lớn hơn, chứa ít nước hơn và có mạch nhánh. Khi kích thước của những hạt keo vượt một giới hạn nào đó, dung dịch keo đông tụ. Tùy theo những điều kiện xảy ra của quá trình đông tụ đó, axit silixic hoặc lắng xuống dưới dạng kết tủa thô, không tan, có công thức chung là SiO2.nH2O hoặc đông lại thành khối trông giống như thạch gọi là gel. Qúa trình ngưng tụ trên đây tiếp tục xảy ra cho đến khi tạo nên sản phẩm cuối cùng là SiO2 vô định hình. 

Gel axit silixic sau khi được sấy khô trong không khí, trở thành một vật liệu xốp gọi là silicagel. Do đó tổng bề mặ bên trong rất lớn, silicagel có khả năng hấp thụ lớn. Nghiên cứu một silicagel có thành phần SiO2.H2O bằng phương pháp phổ hồng ngoại, nhận thấy 19% hàm lượng H2O ở trong đó được liên kết hóa học còn 80% nữa ở trạng thái hấp phụ. Trong thực tế, người ta dùng silicagel để hút ẩm, làm khô các khí và kéo các chất dễ bay hơi ra khỏi các khí. Những hạt silicagel đã hút ẩm được sấy khô để dùng lại.

Silicagel

Axit silixic là một axit yếu, bởi vậy axit đó rất dễ tạo nên khi cho muối natrisilicar tác dụng với axit, kể cả axit rất yếu như axit cacbonic, hoặc khi thủy phân hợp chất của silic như SiH4, SiCl4.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Phản ứng hóa học

Qúa trình biến đổi từ chất thành thành chất khác gọi là phản ứng hóa học. Chất ban đầu, bị biến đổi trong phản ứng được gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia), chất mới sinh ra sau phản ứng được gọi là sản phẩm. Phản ứng hóa học được ghi theo phương trình hóa học. Trong quá trình phản ứng, lượng chất tham gia phản ứng giảm dần, lượng sản phẩm tăng dần.

Xem chi tiết

Nhôm oxit

Ôxít nhôm hay nhôm ôxít là một hợp chất hóa học của nhôm và ôxy với công thức hóa học Al2O3. Nó còn được biết đến với tên gọi alumina trong cộng đồng các ngành khai khoáng, gốm sứ, và khoa học vật liệu. Nó có hệ số giãn nở nhiệt 0.063, nhiệt độ nóng chảy cao 2054°C.

Xem chi tiết

Styren

Styren hay vinyl benzene hoặc phenyl ethene là một hợp chất hữu cơ có công thức hóa học C6H5CH=CH2. Đây là chất lỏng gốc benzen không màu, nhẹ hơn nước, không tan trong nước, dễ bay hơi và có vị hơi ngọt tuy nhiên khi đậm đặc thì có mùi khó chịu.

Xem chi tiết

Năng lượng tái tạo

Năng lượng tái tạo được hiểu là những nguồn năng lượng hay những phương pháp khai thác năng lượng mà nếu đo bằng các chuẩn mực của con người thì là vô hạn. Vô hạn có hai nghĩa: Hoặc là năng lượng tồn tại nhiều đến mức mà không thể trở thành cạn kiệt vì sự sử dụng của con người (thí dụ như năng lượng Mặt Trời) hoặc là năng lượng tự tái tạo trong thời gian ngắn và liên tục (thí dụ như năng lượng sinh khối) trong các quy trình còn diễn tiến trong một thời gian dài trên Trái Đất.

Xem chi tiết

Đồng phân

Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử gọi là những chất đồng phân. Nói rõ hơn, những chất đồng phân tuy có cùng công thức phân tử nhưng có cấu trúc hóa học khác nhau nên có tính chất khác nhau và là những hợp chất khác nhau.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.