Phương Trình Hoá Học

Chất xúc tác là gì?

Chất xúc tác là chất làm cho phản ứng xảy ra nhanh hơn, tức là vận tốc của phản ứng tăng lên nhiều lần mà không bị tiêu hao trong quá trình phản ứng. Một số chất xúc tác còn tạo môi trường axit hay bazơ để các phản ứng hóa học xảy ra theo mong muốn.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Chất xúc tác

Chất xúc tác là chất làm cho phản ứng xảy ra nhanh hơn, tức là vận tốc của phản ứng tăng lên nhiều lần mà không bị tiêu hao trong quá trình phản ứng. Một số chất xúc tác còn tạo môi trường axit hay bazơ để các phản ứng hóa học xảy ra theo mong muốn.

Một dụng cụ lọc khí ứng dụng sự oxy hóa ở nhiệt độ thấp, trong đóchất xúc tác được sử dụng để chuyển đổi cacbon monoxit thành cacbon dioxit ít độc hơn ở nhiệt độ phòng. Nó cũng có thể dùng để loại bỏ formaldehyde trong không khí.

Vai trò của chất xúc tác trong phương trình Hóa học

Chất xúc tác có thể tăng tốc độ phản ứng hoá học lên nhiều lần, hàng chục lần, hàng trăm lần, nên rút ngắn được thời gian, tăng cao hiệu suất sản xuất. Ví dụ trong các nhà máy sản xuất phân đạm người ta thường dùng sắt làm chất xúc tác để tăng vận tốc phản ứng giữa Nitơ và Hyđro qua tác dụng xúc tác bề mặt, nhờ đó Nitơ và Hyđro trong hỗn hợp dễ tạo thành Amoniac. Nếu không có chất xúc tác thì trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, phản ứng tổng hợp Amoniac sẽ xảy ra với tốc độ rất chậm, không thể tiến hành sản xuất với lượng lớn.

Chất xúc tác còn có khả năng chọn lịch trình cho phản ứng hoá học phù hợp với con đường mà người ta đã thiết kế, phản ứng sẽ xảy ra theo con đường thuận lợi nhất cho quá trình sản xuất. Ví dụ khi dùng rượu Etylic làm nguyên liệu thì tuỳ thuộc việc chọn chất xúc tác và điều kiện phản ứng mà ta có thể nhận được các sản phẩm phản ứng khác nhau. Nếu chọn bạc làm chất xúc tác và đưa nhiệt độ lên đến 550°c, rượu Etylic sẽ biến thành Axetalđehyd; nếu dùng hỗn họp Kẽm Oxit và Crom (III) oxit làm chất xúc tác và ở nhiệt độ 450°c ta sẽ thu được Butylen; nếu dùng Axit Sunfuric đặc làm xúc tác và giữ nhiệt độ 130 – 140°c ta sẽ có Ete Etylic. Từ đó có thể thấy chất xúc tác có vai trò rất to lớn trong hoá học.

Chất xúc tác thì đặc trưng cho cả một loạt phản ứng có điều kiện và xúc tác như nhau, vì vậy chỉ cần nhớ dạng của phản ứng đó. Còn về phản ứng hữu cơ thì dễ nhớ hơn, cứ nhớ dạng phương trình tổng quát, rồi các xúc tác tương ứng cho từng dạng phản ứng rồi từ đó triên khai đúng dạng của nó.

Một số cách nhớ chất xúc tác rút ra được trong quá trình học

1. Cao su buna. Bu là butađien la nguyên liệu trùng hợp. Na là natri là xúc tác

2. Cao su buna-s tươg tự như 1 nhưng thêm s là stiren

3. Tơ bán tổng hợp hay là tơ nhân tạo trog chương trình THPT chỉ gặp 2 tơ là axetat và visco

4. Tơ thiên nhiên là những loại như tơ tằm, bông, đay,…

5. Còn lại là tơ tổng hợp

6. Vôi tôi xút. Vôi là CaO là xt. Xút là xút ăn da là NaOH là chất tham gia

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Đơn chất

Trong hóa học, đơn chất là chất được tạo từ 1 hay nhiều nguyên tử có cùng 1 loại nguyên tố hóa học.

Xem chi tiết

Hợp chất vô cơ

Hợp chất vô cơ là những hợp chất hóa học không có mặt nguyên tử cacbon, ngoại trừ khí CO, khí CO2, acid H2CO3 và các muối cacbonat, hidrocacbonat. Chúng thường được xem là kết quả của sự tổng hợp từ các quá trình địa chất, trong khi hợp chất hữu cơ thường liên quan đến các quá trình sinh học.

Xem chi tiết

Xicloankan

Xicloankan là những hidrocacbon no mạch vòng. Phân tử xicloankan có thể có một vòng hoặc nhiều vòng. Tuy là hidrocacbon no nhưng thành phần phân tử của xicloankan thì cứ mỗi khi có một vòng lại giảm đi 2 nguyên tử H so với ankan có cùng số nguyên tử cacbon. Xicloankan có một vòng gọi là monoxicloankan hoặc xiclan. Công thức chung của xiclan là CnH2n (n lớn hơn hoặc 3). Các xicloankan có từ 2 vòng trở lên gọi chung là polixicloankan.

Xem chi tiết

Các nguyên tắc của hóa học xanh do Paul Anastas và John Warner đề nghị

Việc thế kế các quá trình hóa học cũng như các sản phẩm liên quan thân thiện với môi trường ngày nay thường dựa theo mười hai nguyên tắc chung của hóa học xanh, do hai nhà khoa học Hoa Kỳ Paul Anastas và John Warner đề xuất vào năm 1998. Các nguyên tắc này được xem như là kim chỉ nam của các hoạt động nghiên cứu cũng như các hoạt động sản xuất nhằm mục đích đạt được các kết quả mong muốn là xây dựng được quá trình hóa học và tạo ra sản phẩm thật sự bền vững. Trong đó, ý tưởng chủ đạo là "phòng ngừa thay vì giải quyết hậu quả" hay còn gọi là phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Xem chi tiết

Hạt nhân nguyên tử

Hạt nhân nguyên tử là thành phần cấu tạo nên nguyên tử và quyết định bản chất, sự tồn tại của nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử gồm hai loại hạt là proton mang điện tích dương, nơtron không mang điện. Khối lượng của hạt nhân xấp xỉ bằng khối lượng nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử có trị số điện tích khác nhau đối với các nguyên tử nguyên tố hóa học khác nhau.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.