Phương Trình Hoá Học

Chỉ thị oxy hóa - khử là gì?

Chỉ thị oxy - hóa khử là các hệ thống oxy hóa - khử mà dạng oxy hóa và dạng khử có màu khác nhau để xác định điểm kết thúc phản ứng

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Định nghĩa

Chỉ thị oxy - hóa khử là các hệ thống oxy hóa - khử mà dạng oxy hóa và dạng khử có màu khác nhau để xác định điểm kết thúc phản ứng.

2. Cơ chế chuyển màu của chỉ thị oxy hóa - khử

- Có vài chỉ thị chuyển màu do các dạng oxy hóa và dạng khử của chỉ thị có màu sắc khác nhau.

Thí dụ: dung dịch MnO4- có màu tím đậm. Tuy nhiên, trong dung dịch acid thì dạng khử của permanganat là Mn2+ gần như không màu. Khi MnO4- được sử dụng như chất chuẩn độ oxy hóa thì dung dịch sẽ không màu (do dung dịch phân tích có tính khử) cho đến lúc giọt thừa MnO4- đầu tiên được thêm vào thì dung dịch nhuộm màu hơi tím xanh sẽ cho biết điểm kết thúc của phản ứng.

- Có vài chất chỉ thị chuyển màu khi kết hợp với các chất oxy hóa - khử đặc biệt có trong dung dịch chuẩn độ.

Thí dụ: tinh bột tạo phức xanh dương với I3- nên có thể sử dụng để phát hiện sự có mặt của lượng thừa I3- (Chuyển màu từ không màu sang xanh dương) hay tinh bột phát hiện điểm kết thúc của phản ứng mà trong đó I3- đã được tiêu thụ hết (chuyển từ màu xanh dương sang không màu). Thí dụ khác của một chỉ thị loại này là thiocyanat tạo với Fe3+ phức đỏ Fe(SCN)2+ hòa tan.

- Tuy nhiên, có loại chỉ thị chuyển màu là do thế điện hóa của dung dịch thay đổi.

Loại chỉ thị oxy hóa - khử rất quan trọng này là các chất không tham dự vào chuẩn độ oxy hóa - khử nhưng chuyển màu là do khi thêm chỉ thị loại này vào dung dịch phân tích thì màu chỉ thị sẽ tùy thuộc vào thế điện hóa của dung dịch. Vì sự thay đổi màu đáp ứng với thế điện hóa nên những hợp chất này gọi chung là chỉ thị oxy hóa - khử chuyên biệt

3. Phân loại chỉ thị oxy hóa - khử

Chỉ thị oxy hóa - khử: có 2 loại chủ yếu là chỉ thị chung và chỉ thị chuyên biệt

- Chỉ thị chung: là những chất có màu thay đổi khi bị oxy hóa hay bị khử

- Chỉ thị chuyên biệt: sự thay đổi màu của chỉ thị oxy hóa - khử thật sự độc lập với bản chất hóa học của chất phân tích, chất chuẩn độ và tùy thuộc vào sự thay đổi thế điện cực của hệ thống xảy ra trong lúc chuẩn độ.

Để chọn chất chỉ thị cho một phép chuẩn độ người ta thường dùng phương pháp vẽ đường biểu diễn sự biến thiên của thế theo thể tích, chỉ thị sẽ chọn thường có thế chuẩn gần với thế chuẩn tại điểm tương đương của phản ứng oxi hóa - khử.

Phản ứng đổi màu không luôn luôn nhanh của chỉ thị mang màu sẽ dẫn đến sai hệ thống trong khi định lượng.

Mặt khác, vài môi trường phản ứng có màu không sử dụng được chất chỉ thị. Để loại đi các bất lợi này, người ta sử dụng phép chuẩn độ thế.

- Khoảng đổi màu của chỉ thị oxy hóa - khử

E đổi màu EIno±0,0591n

Trong nghiều trường hợp các hệ thống oxy hóa - khử có sự tham gia của các H+ thì khoảng đổi màu của chỉ thị (chủ yếu phụ thuộc vào thế chuẩn biểu kiến Eo của chỉ thị) sẽ biến thiên theo pH và do vậy khoảng đổi màu sẽ phụ thuộc pH.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Phản ứng trùng ngưng

Phản ứng trùng ngưng là quá trình tổng hợp polymer dựa vào phản ứng của các monomer có chứa những nhóm chất, tạo thành những liên kết mới trong mạch polymer và đồng thời sinh ra hợp chất phụ như nước, HCl,...

Xem chi tiết

Cấu tạo bảng tuần hoàn

Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học được Mendeleev chính thức công bố năm 1871 có dạng của một bảng gồm 66 nguyên tố, chia thành 8 nhóm đứng và 12 dãy ngang. Cho đến nay đã có hơn 400 kiểu biểu diễn được công bố, nhưng thực tế chỉ có hai kiểu trong số đó được phổ biến và ứng dụng rộng rãi. Đó là bảng hệ thống tuần hoàn dạng ngắn và dạng dài mà hiện nay chúng ta đang sử dụng và cơ sở của chúng vẫn là cách biểu điễn của Mendeleev.

Xem chi tiết

Chuẩn độ là gì? Khái niệm chuẩn độ?

Phương pháp chuẩn độ là phương pháp xác định hàm lượng các chất dựa trên việc đo thể tích dung dịch thuốc thử đã biết nồng độ chính xác được thêm từ từ vào dung dịch cần định lượng cho đến khi phản ứng vừa đủ với toàn bộ lượng chất cần xác định. Từ thể tích đã dùng của thuốc thử, người ta sẽ tính ra được lượng chất cần phân tích.

Xem chi tiết

Xenlulozo

Xen-lu-lô (bắt nguồn từ tiếng Pháp: cellulose), còn gọi là xenlulôzơ, xenlulôza, là hợp chất cao phân tử được cấu tạo từ các liên kết các mắt xích β-D-Glucose, có công thức cấu tạo là (C6H10O5)n hay [C6H7O2(OH)3]n trong đó n có thể nằm trong khoảng 5000-14000, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên vách tế bào thực vật.

Xem chi tiết

Muối acid

Theo chương trình Hóa học lớp 9, muối axit là muối mà còn Hidro trong gốc axit. Ở cấp THPT, trong chương trình Hóa học 11 muối axit được định nghĩa là những muối mà hidro trong gốc axit vẫn còn khả năng phân ly ra H+

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.