Phương Trình Hoá Học

Chất kị nước là gì?

Trong hóa học, chất kị nước hay không ưa nước là chất mà các phân tử của chúng có xu hướng kết tụ lại, do bị các phân tử nước đẩy (thực tế không có lực đẩy mà là không xuất hiện lực hấp dẫn), tạo ra pha không tan trong nước. Các chất kị nước bao gồm các hidrocacbon, dầu mỡ, chất béo…. Các chất kị nước được ứng dụng để loại dầu khỏi nước, xử lý tràn dầu, tách các chất không phân cực khỏi hỗn hợp các chất phân cực

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Chất kị nước – Wikipedia tiếng Việt

Trong hóa học, chất kị nước hay không ưa nước là chất mà các phân tử của chúng có xu hướng kết tụ lại, do bị các phân tử nước đẩy (thực tế không có lực đẩy mà là không xuất hiện lực hấp dẫn), tạo ra pha không tan trong nước. Từ “kị nước” có nghĩa là không ưa nước hay không tan trong nước. Ví dụ, dầu ăn khi hòa vào nước sẽ kết tụ lại với nhau, dung dịch tách thành hai pha, pha dầu ở bên trên và pha nước bên dưới.

Mô tả một cách đơn giản, các phân tử chất kị nước có tương tác "đẩy" với phân tử nước trong khi các phân tử ưa nước có tương tác "hút" với các phân tử nước.

Các chất kị nước thường là các chất không phân cực, vì thế nó có ái lực với các phân tử trung tính khác và các dung môi không phân cực, và thường tụ lại thành đám micelle (mixen).

Các chất kị nước bao gồm các hidrocacbon, dầu mỡ, chất béo…. Các chất kị nước được ứng dụng để loại dầu khỏi nước, xử lý tràn dầu, tách các chất không phân cực khỏi hỗn hợp các chất phân cực

Chất kị nước – Wikipedia tiếng Việt

Các phân tử chất kị nước do có tương tác kị nước nên có thể được bền hóa. Màng tế bào được cấu tạo từ phân tử chất béo, không tan trong nước, nên có thể bao bọc được các bào quan và tế bào chất, ngăn không cho chúng hòa tan vào huyết tương. Tương tác kị nước cũng giải thích quá trình cuộn của các phân tử protein tạo thành cấu trúc ba chiều giúp protein thực hiện được chức năng của chúng.

Một ví dụ khác khi bạn đánh xi giầy. Xi là dạng hạt keo nhũ bao gồm các chất hữu cơ kị  nước (naphtha,lanolin, turpentine, nhựa carnauba…) khi bám vào giầy sẽ tạo nên một lớp chống nước, ngăn không cho nước ngấm vào giầy. Điều tương tự xảy ra khi ta quan sát tạo thành các giọt nhỏ trên lá vì các phân tử mặt lá có tính kị nước.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Muối Crom (III)

Crom (III) là trạng thái oxi hóa bền nhất của crom. Người ta đã biết được nhiều muối Crom (III), những muối này độc với người. Nhiều muối crom (III) cũng có cấu tạo và tính chất giống với muối nhôm (III) cho nên biết tính chất hóa học của nhôm (III) có thể suy đoán tính chất của hợp chất crom (III). Sự giống nhau này được giải thích bằng sự gần nhau về kích thước của các ion Cr3+ và Al3+.

Xem chi tiết

Nước

Nước là hợp chất phổ biến nhất trong thiên nhiên. Ba phần tử bề mặt của Trái Đất được nước bao phủ. Nó tập trung chủ yếu vào đại dương và biển. Ngoài ra nước còn có ở trong khí quyển, ở trong đất và là một cấu tử chính của tế bào sinh vật.Nước có công thức phân tử là H2O, là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi và không vị. Lớp nước dày có màu xanh lam nhạt. Nước là dung môi quan trọng nhất trong thiên nhiên và trong kĩ thuật. Nhiều phản ứng hóa học xảy ra trong môi trường nước, quan trọng nhất là những phản ứng sinh hóa học xảy ra ở trong cơ thể sinh vật. Về mặt hóa học nước là hợp chất rất có khả năng phản ứng. Nó kết hợp với nhiều oxit của các nguyên tố và với các muối, tương tác được với nhiều nguyên tố.

Xem chi tiết

Bụi và sol khí

Bụi là những chất ở dạng rắn hay lỏng có kích thước nhỏ, nhờ sự vận động của không khí trong khí quyển mà nó có thể phân tán trong một diện rộng. Sol khí là hỗn hợp những hạt keo lơ lửng phân tán trong không khí với kích thước dp < 1 micromet, chúng tương đối bền, khó lắng và là nguồn gốc tạo ra các nhân ngưng tụ, hình thành mưa.

Xem chi tiết

Enzim

Enzym còn gọi là men là chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là protein.Trong cuộc sống sinh vật xảy ra rất nhiều phản ứng hóa học, với một hiệu suất rất cao, mặc dù ở điều kiện bình thường về nhiệt độ, áp suất, pH. Sở dĩ như vậy vì nó có sự hiện diện của chất xúc tác sinh học được gọi chung là enzyme. Như vậy, enzym là các protein xúc tác các phản ứng hóa học. Trong các phản ứng này, các phân tử lúc bắt đầu của quá trình được gọi là cơ chất, enzym sẽ biến đổi chúng thành các phân tử khác nhau. Tất cả các quá trình trong tế bào đều cần enzym. Enzym có tính chọn lọc rất cao đối với cơ chất của nó. Hầu hết phản ứng được xúc tác bởi enzym đều có tốc độ cao hơn nhiều so với khi không được xúc tác. Có trên 4 000 phản ứng sinh hóa được xúc tác bởi enzym. Hoạt tính của enzym chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Chất ức chế là các phân tử làm giảm hoạt tính của enzym, trong khi yếu tố hoạt hóa là những phân tử làm tăng hoạt tính của enzym.

Xem chi tiết

Photpho

Photpho là nguyên tố hóa học thuộc ô thứ 15, chu kì 3, nhóm VA trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Photpho có nhiều dạng thù hình như photpho trắng, photpho đỏ, photpho đen. Photpho là một phi kim hoạt động trung bình, vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa. Photpho được ứng dụng nhiều trong đời sống và trong công nghiệp như sản xuất axit photphoric, diêm... ngoài ra photpho còn được sử dụng vào mục đích quân sự như sản xuất bom, đạn cháy, đạn khói...

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.