Phương Trình Hoá Học

Chuẩn độ oxy hóa khử là gì?

Phép chuẩn độ oxy hóa - khử là phương pháp phân tích thể tích dùng dung dịch chuẩn của chất oxy hóa để chuẩn độ chất khử như sắt (II), mangan (II), iodid... hoặc dung dịch chuẩn của chất khử để chuẩn độ chất oxy hóa như sắt (III), Mn (VII).

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Định nghĩa

Phép chuẩn độ oxy hóa - khử là phương pháp phân tích thể tích dùng dung dịch chuẩn của chất oxy hóa để chuẩn độ chất khử như sắt (II), mangan (II), iodid... hoặc dung dịch chuẩn của chất khử để chuẩn độ chất oxy hóa như sắt (III), Mn (VII).

Ngoài ra, có những hợp chất không có tính oxy hóa - khử nhưng phản ứng hoàn toàn với chất oxy hóa hay chất khử (Tạo kết tủa hoặc phức chất) cũng có thể định lượng theo phương pháp này.

2. Yêu cầu của phản ứng oxy hóa - khử dùng trong phân tích thể tích

- Phản ứng xảy ra theo chiều cần thiết.

- Phản ứng phải hoàn toàn.

- Phản ứng xảy ra đủ nhanh.

Chiều của phản ứng được dự báo dựa vào thế oxy hóa - khử chuẩn. Trong phần hằng số cân bằng đã trình bày Eo tối thiểu để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tuy nhiên hiệu Eo chỉ cho chúng ta biết khả năng xảy ra phản ứng, còn thực tế phản ứng có xảy ra hay không, tốc độ nhanh hay chậm phụ thuộc cả vào bản chất hóa học của chúng. Do phản ứng oxi hóa - khử thường là quá trình phức tạp, xảy ra qua nhiều giai đoạn trung gian. Vì vậy, tốc độ phản ứng thường chậm, nhiều khi không đáp ứng yêu cầu cần định lượng. 

3. Các biện pháp để làm tăng tốc độ phản ứng

a. Tăng nhiệt độ:

Khi nhiệt độ tăng thường thì tốc độ phản ứng tăng theo. Đối với hệ đồng thể khi nhiệt độ tăng 10oC, tốc độ phản ứng tăng lên khoảng 2 -3 lần.

Thí dụ phản ứng giữa dung dịch KMnO4 với acid oxa lic H2C2O4 xảy ra chậm ở nhiệt độ thương, khi đun nóng phản ứng này xảy ra khá nhanh nhưng có trường hợp không thể dùng nhiệt độ để làm tăng tốc độ phản ứng, vì tăng nhiệt độ sẽ làm bay hơi chất phản ứng (như iod), tạo phản ứng oxy hóa do oxy của không khí.

b. Tăng nồng độ:

Trong một số trường hợp người ta tăng nồng độ của thuốc thử để làm tăng tốc độ phản ứng và hay sử dụng kỹ thuật chuẩn độn ngược để xác định nồng độ.

c. Dùng chất xúc tác:

Các phản ứng oxy hóa - khử xảy ra qua nhiều giai đoạn trung gian. Chất xúc tác thường làm tăng tốc độ của các giai đoạn trung gian này.

Ví dụ: iodid (I-) được dùng để xúc tác cho phản ứng oxy hóa S2O32- bằng H2O2.

d. Có những phản ứng mà sản phẩm tạo thành đóng vai trò xúc tác cho chính phản ứng đó. Thí dụ: Mn2+ trong chuẩn độ bằng thuốc thử KMnO4.

4. Chỉ thị sử dụng trong phản ứng oxy hóa - khử

a. Định nghĩa

Chỉ thị oxy hóa - khử là các hệ thống oxy hóa - khử mà dạng oxy hóa và dạng khử có màu sắc khác nhau để xác định điểm kết thúc phản ứng.

b. Điều kiện sử dụng

Một chất chỉ thị oxy hóa - khử phải đáp ứng:

- Thay đổi màu tức thời và có thể càng thuận nghịch càng tốt (điều kiện này khó thực hiện được vì ít có phản ứng oxy hóa  - khử nào xảy ra nhanh và thuận nghịch).

- Đủ độ nhạy: để có thể sử dụng một lượng chỉ thị nhỏ mà không kể đến sai số do lượng dung dịch chỉ thị oxy hóa hay khử đã được tiêu thụ để xác định sự thay đổi của màu sắc.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Định luật bảo toàn khối lượng

Định luật bảo toàn khối lượng hay định luật Lomonosov - Lavoisier là một định luật cơ bản trong lĩnh vực hóa học, được phát biểu như sau: "Tổng khối lượng các sản phẩm thu được đúng bằng tổng khối lượng các chất ban đầu đã tác dụng"

Xem chi tiết

Hợp chất dị vòng

Nguyên tử của các nguyên tố không phải là cacbon có trong bộ khung của phân tử chất hữu cơ gọi là các dị tố. Thí dụ như oxi, lưu huỳnh, nito.... Hợp chất dị vòng là hợp chất hữu cơ mà phân tử của chúng có cấu tạo vòng kín và trong vòng có chứa một hay nhiều dị tố.

Xem chi tiết

Cao su thiên nhiên

Cao su thiên nhiên được lấy từ nhựa của một số loài cây, nhưng chủ yếu là cây hevea brasiliensis có nguồn gốc ở Braxin, được trồng nhiều ở Nam Mĩ, Châu Phi, Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.

Xem chi tiết

Vật thể

Nếu quan sát quanh ta, tất cả những gì thấy được, kể cả bản thân cơ thể mỗi chúng ta... đều là những vật thể. Có những vật thể tự nhiên như người, động vật, cây cỏ, sông suối, đất đá... Nhà, đồ dùng, quần áo, sách vở, phương tiện vận chuyển, công cụ sản xuất... là những vật thể nhân tạo.

Xem chi tiết

Phương pháp chiết

Từ nguồn thiên nhiên hay bằng con đường tổng hợp, thường người ta không thu được ngay một hợp chất hữu cơ mà được một hỗn hợp các chất hữu cơ với hàm lượng khác nhau. Để nghiên cứu cấu trúc, tính chất hoặc ứng dụng của một hợp chất, cần phải tách nó ra khỏi hỗn hợp tức là tinh chế nó thành chất tinh khiết. Trong đó phương pháp chiết là phương pháp dùng một dung môi thích hợp hòa tan chất cần tách thành một pha lỏng (gọi là dịch chiết ) phân chia khỏi pha lỏng (hoặc pha rắn) chứa hỗn hợp các chất còn lại.Tách lấy dịch chiết, giải phóng dung môi sẽ thu được chất cần tách.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.