Phương Trình Hoá Học

Hiệu ứng nhà kính là gì?

Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên.

Để có thể dễ hiểu hơn. chúng ta hãy liên tưởng tới những ngôi nhà kính được hấp thụ ánh mặt trời. Khi năng lượng mặt trời xuyên qua cửa nhà hoặc mái nhà bằng kính. Nguồn năng lượng này hấp thụ và phân tán thành nhiệt lượng trong không gian. Khiến toàn bộ không gian bên trong ngôi nhà ấm lên.

Khí nhà kính sẽ có tác dụng giữ lại nhiệt của Mặt Trời, không cho nó phản xạ đi. Nếu như lượng khí này tồn tại vừa phải thì sẽ giúp Trái Đất luôn ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, bởi hiện tượng này gia tăng quá nhiều trong bầu khí quyển nên làm cho Trái Đất nóng lên.

Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính

Khí CO2 là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính

Chúng ta đều biết rằng hiệu ứng nhà kính xuất phát từ việc bức xạ Mặt Trời xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất. Sau khi hấp thụ bức xạ, mặt đất nóng lên và bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu khiến nhiệt độ không khí tăng.

Theo đó, CO2 trong khí quyển giống như một tấm kính dày bao phủ Trái đất. Làm cho Trái đất không khác gì một nhà kính lớn. Theo các nhà khoa học, nếu không có lớp khí quyển, nhiệt độ trung bình ở lớp bề mặt Trái đất sẽ xuống tới -23 độ C. Nhưng nhiệt độ trung bình thực tế là 15 độ C. Có nghĩa là hiệu ứng này đã làm cho Trái đất nóng lên 38 độ C.

Mà khí CO2 càng ngày càng tăng. Bởi các hoạt động sinh hoạt, khai thác và phát triển của con người. Điển hình như các hoạt động chặt phá rừng, san rừng làm đất canh tác,… Điều này làm hiện trượng hiệu ứng nhà kính càng ngày càng tăng cao. Nhiệt độ không khí cũng theo đó mà tăng lên. Theo ước tính của các nhà khoa học, đến nửa thế kỉ sau, nhiệt độ của trái đất sẽ tăng lên khoảng 1,5 – 4,5°C.

Các khí gây hiệu ứng nhà kính khác

Ngoài CO2 ra, các khí CH4, CFC, SO2, metan, ozôn, các halogen và hơi nước cũng nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính. Cùng với sự phát triển dân số và công nghiệp với tốc độ cao cũng tác động trực tiếp tới nhiệt độ trái đất.

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Phản ứng trùng hợp

Polime là những hợp chất mà phân tử gồm hàng ngàn hàng vạn mắt xích lặp lại. Mỗi mắt xích đó được hình thành từ các phân tử nhỏ gọi là monome. Số lượng mắt xích lặp lại gọi là hệ số trùng hợp. Phản ứng cộng liên tiếp nhiều monome tạo thành phân tử polime gọi là phản ứng polime hóa hay phản ứng trùng hợp.

Xem chi tiết

Kim loại kiềm

Các kim loại kiềm thuộc nhóm IA của bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố. Nhóm này bao gồm những nguyên tố: Liti (Li), natri (Na); Kali (K); Rubidi (Rb), Xeci (Cs) và Franxi (Fr). Sở dĩ được gọi là kim loại kiềm vì hidroxit của chúng là chất kiềm mạnh. Franxi là nguyên tố phóng xạ tự nhiên. Chúng là các nguyên tố hoạt động mạnh và ít khi tìm thấy ở dạng đơn chất trong tự nhiên.

Xem chi tiết

Tơ bán tổng hợp

Tơ nhân tạo (tơ bán tổng hợp) là tơ có nguồn gốc polime thiên nhiên được đem chế hóa bằng phương pháp hóa học làm thay đổi cấu tạo của polime thiên nhiên, đồng thời làm xuất hiện những tính chất mới mà polime thiên nhiên không có.

Xem chi tiết

Sự sôi

Sự sôi là quá trình chuyển trạng thái của một chất từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng. Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc áp suất trên mặt thoáng (áp suất khí càng lớn, nhiệt độ sôi càng cao và ngược lại), bản chất của chất lỏng. Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ chất lỏng không thay đổi.

Xem chi tiết

Nhiệt độ bay hơi

Nhiệt độ bay hơi hay điểm bay hơi hay điểm sôi của một chất lỏng là nhiệt độ mà áp suất hơi của chất lỏng bằng với áp suất chung quanh chất lỏng. Khi đạt tới ngưỡng đó thì chất chuyển trạng thái từ lỏng sang khí.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.