Phương Trình Hoá Học

Nhiệt độ bay hơi là gì?

Nhiệt độ bay hơi hay điểm bay hơi hay điểm sôi của một chất lỏng là nhiệt độ mà áp suất hơi của chất lỏng bằng với áp suất chung quanh chất lỏng. Khi đạt tới ngưỡng đó thì chất chuyển trạng thái từ lỏng sang khí.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Nhiệt độ bay hơi hay điểm bay hơi hay điểm sôi của một chất lỏng là nhiệt độ mà áp suất hơi của chất lỏng bằng với áp suất chung quanh chất lỏng. Khi đạt tới ngưỡng đó thì chất chuyển trạng thái từ lỏng sang khí.

Khi nói tới như nhiệt độ của thay đổi ngược lại (tức là từ trạng thái khí sang trạng thái lỏng), nó được coi là nhiệt độ ngưng tụ hay điểm ngưng tụ.

Không giống như điểm nóng chảy, điểm sôi tương đối nhạy cảm với áp suất.

Tại sao nước bay hơi ở nhiệt độ phòng?

Chúng ta đều biết rằng ở áp suất khí quyển, nước sôi khi đạt 100 ºC. Khi nước sôi, hơi nước bay lên vào không khí. Điều này được gọi là sự bay hơi. Sau đó bạn nhỏ 1 giọt nước lên sàn nhà và bạn thấy nước cũng bay hơi hết, vậy bạn kết luận là hơi nước lúc đó cũng là 100 ºC. Điều đó đúng hay sai? Tất nhiên là sai. Bạn không thể nào sống ở trong một ngôi nhà nóng tới 100 ºC chỉ để nước trên sàn bay hơi hết đúng không?

Để trả lời câu hỏi này, cách tốt nhất hãy nghĩ nhiệt độ như là động năng - dạng năng lượng có thể chuyển đổi. Trong khi các phân tử nước "bình thường" ở nhiệt độ phòng không có đủ năng lượng để phá vỡ các liên kết giữa các phân tử, thì các phân tử nước "không bình thường" sẽ làm được việc này. Chúng chính là các phần tử nước tồn tại ở lớp mặt phân cách giữa nước và không khí. Trong nhiều trường hợp, lớp trên cùng của nước nhận đủ động năng từ nhiệt trong phòng sẽ thoát khỏi lực hấp dẫn phân tử lưỡng cực của các phân tử nước. Điều này chỉ đơn giản là do tính chất chuyển động ngẫu nhiên của phân tử. Việc này khiến cho lớp nước trên bề mặt bốc hơi rồi một lớp nước mới được thế chỗ. Quá trình này tiếp tục cho đến từng lớp nước cuối cùng lần lượt bốc hơi hết.

 

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Gốc hiđrocacbon

Gốc hdirocacbon là phần còn lại sau khi tách một hoặc một số nguyên tử hiđro khỏi một phân tử hiđrocacbon.

Xem chi tiết

Chất

Chất có khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Mỗi chất (tinh khiết) có những tính chất vật lí và hóa học nhất định.

Xem chi tiết

Nhôm oxit

Ôxít nhôm hay nhôm ôxít là một hợp chất hóa học của nhôm và ôxy với công thức hóa học Al2O3. Nó còn được biết đến với tên gọi alumina trong cộng đồng các ngành khai khoáng, gốm sứ, và khoa học vật liệu. Nó có hệ số giãn nở nhiệt 0.063, nhiệt độ nóng chảy cao 2054°C.

Xem chi tiết

Nhiệt độ nóng chảy

Nhiệt độ nóng chảy hay điểm nóng chảy/nhiệt độ hóa lỏng của một chất rắn là nhiệt độ mà khi đạt tới ngưỡng đó thì quá trình nóng chảy của một chất xảy ra, tức là chất đó chuyển trạng thái từ rắn sang lỏng. Nhiệt độ của thay đổi ngược lại (tức là từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn) gọi là nhiệt độ đông đặc hay điểm đông đặc. Thông thường điểm nóng chảy trùng với điểm đông đặc.

Xem chi tiết

Ancaloid

Các alcaloid là các hợp chất hữu cơ trong thực vật có chứa một hay nhiều nguyên tử nito trong phân tử và chúng có tính kiềm. Đã chiết xuất và xác định cấu tạo hóa học của khoảng 10.000 chất alcaloid khác nhau trong cây cỏ. Một ít alcaloid còn được xác định từ một số động vật như kiến, cóc hay nấm cựa, lõa mạch.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.