Khoa học ngày nay không còn quan niệm hóa học hữu cơ là hóa học của những hợp chất chỉ có thể hình thành được trong cơ thẻ sống của động vật hay thực vật dưới ảnh hưởng của một lực sống đặc biệt như J. J. Berzelius đã định nghĩa. Những thí nghiệm thành công của Friedrich Wöhler trong các nă 1821- 1828 điều chế axit oxalic và ure từ các chất vô cơ và tiếp đó vô số thí nghiệm của nhiều nhà hóa học khác đã chỉ ra rằng cũng như các chất vô cơ, các chất hữu cơ có thể điều chế được và chịu những qui luật tác động chung của sự chuyển hóa vật chất.
Hợp chất hữu cơ là gì?
Các hợp chất hữu cơ (hay organic compound), là một lớp lớn của các hợp chất hóa học mà các phân tử của chúng có chứa cacbon. Các hợp chất hữu cơ có thể có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc do các phản ứng nhân tạo.
Đối tượng khảo sát của môn hóa học hữu cơ hiện nay là các hdirocacbon và những dẫn xuất của chúng.
Đối tượng này được khảo sát riêng là do một số nguyên nhân dưới đây.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hóa học, số lượng các hợp chất hữu cơ đã tăng lên hết sức nhanh chóng và đạt tới những con số khổng lồ. Theo ước tính, số hợp chất hữu cơ được biết cho đến nay là vào khoảng trên 3 triệu hợp chất. Trong số đó có những chất đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các quá trình hoạt động sống của cơ thể, như các protein, các axit nucleic, các hoocmon... Mặt khác, điểm qua một vài loại hợp chất hữu cơ do công nghiệp hóa học sản xuất ra có thể phần nào cho phép ta hình dung được tầm quan trọng to lớn và ứng dụng phong phú của hóa học hữu cơ trong kinh tế và quốc phòng cũng như trong đời sống hàng ngày như: làm nhiên liệu và dầu nhờn cho các động cơ, thuốc nổ, các loại nông dược, các chất hoạt động bề mặt, chất dẻo, sợi tổng hợp, các chất màu và phẩm nhuộm, cao su tổng hợp, sơn, thuốc chữa bệnh,...
Việc cần xét riêng hóa học của cacbon và hóa học của những nguyên tố còn lại còn gắn liền với những đặc điểm về mặt cấu tạo chất.
Nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại một lượng rất lớn các hợp chất hữu cơ là ở chỗ các nguyên tử cacbon có khả năng đặc biệt, không những có thể liên kết được với những nguyên tử của các nguyên tố khác, mà còn có thể liên kết được với nhau. Nhờ đó hình thành các chuỗi cacbon làm khung cho các phân tử hữu cơ. Các chuỗi này có thể không phân nhánh, phân nhánh hoặc đóng vòng. Mặt khác, giữa các nguyên tử cacbon còn có khả năng tạo thành các liên kết bội
Trong khi ở các hợp chất vô cơ mối liên hệ ion xuất hiện phổ biến thì loại liên kết chủ yếu trong hóa học hữu cơ là liên kết cộng hóa trị. Sự khác biệt đó cũng thể hiện trong các đặc điểm về tí tính và hóa tính của hai loại hợp chất này.
Cũng do những đặc điểm về mặt cấu tạo chất, ở các hợp chất hữu cơ xuất hiện các hiện tượng không phải là phổ biến đối với các hợp chất vô cơ, như đồng đẳng, đồng phân, hỗ biến và những biểu hiện rất phong phú về mặt hóa học lập thể.
Mặc dầu không có ranh giới phân chia rõ rệt giữa chất hữu cơ và chất vô cơ, những đặc điểm của các chất hữu cơ đòi hỏi phải phát triển những phương pháp thích hợp riêng để nghiên cứu chúng.
Phân loại hợp chất hữu cơ
Dựa vào thành phần cấu tạo nên hợp chất hữu cơ có thể chia thành 2 loại chính
Dựa vào mạch cacbon thì chia hợp chất hữu cơ thành: