Phương Trình Hoá Học

Khái niệm và đặc điểm hợp chất hữu cơ là gì?

Hợp chất hữu cơ là hợp chất chứa cacbon trừ một số hợp chất cacbon vô cơ như oxit cacbon, muối cacbonat, xianua và cacbua kim loại. Ngành hóa học chuyên nghiên cứu về hợp chất hữu cơ được gọi là ngành hóa học hữu cơ.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Hóa học hữu cơ và ngành hóa học hữu cơ

Hợp chất hữu cơ là hợp chất chứa cacbon trừ một số hợp chất cacbon vô cơ như oxit cacbon, muối cacbonat, xianua và cacbua kim loại. Đó là các hidrocacbon (hợp chất hữu cơ đơn giản nhất chỉ cấu tạo bởi cacbon và hidro) và các hợp chất phức tạp hơn mà trong phân tử ngoài C, H còn có các nguyên tố khác như O, N, S, P, Halogen... Trong đó đa số có thể được coi là dẫn xuất của hidrocacbon.

Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon. Vì sao lại có cả một ngành khoa học lớn chuyên nghiên cứu các hợp chất chỉ của cacbon? Bởi vì cacbon là một nguyên tố đặc biệt, có một không hai: nguyên tử cacbon không chỉ liên kết được với các nguyên tử của các nguyên tố khác mà còn liên kết được với nhau bằng các liên kết tương đối bền tạo ra các dạng mạch hở, dạng mạch vòng, từ đơn giản đến cực kì phức tạp và đa dạng. Chính vì thế số lượng các hợp chất của cacbon đã lên tới con số hàng chục triệu, gấp hơn mười lần số lượng các hợp chất không chứa cacbon của tất cả các nguyên tố khác.

Nhiệm vụ cơ bản của Hóa học hữu cơ là nghiên cứu tổng hợp các hợp chất hữu cơ và tách biệt các hợp chất hữu cơ từ các sản phẩm thiên nhiên; nghiên cứu, xác định cấu trúc của các hợp chất hữu cơ; nghiên cứu tính chất và cơ chế của phản ứng các hợp chất hữu cơ nhằm mục tiêu đưa đến những ứng dụng thực tiễn để nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

2. Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ

Mặc dù không có ranh giới thật rõ rệt giữa hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ, các hợp chất hữu cơ có các đặc điểm chung sau đây:

a. Về cấu tạo

Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố cacbon, ngoài ra còn có các nguyên tố khác như H, O, N, Halogen, S, P và các nguyên tố khác. Liên kết hóa học trong hợp chất hữu cơ thường là liên kết cộng hóa trị, rất ít khi có liên kết ion.

bacdau.vn/wp-content/uploads/2019/05/hop-chat-h...

 

                                   Bài 25: Ankan - Học giải bài tập

 

 

 

Nguyên tử cacbon không chỉ liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác mà còn liên kết với nhau bằng các liên kết tương đối bền tạo ra các dạng mạch hở, mạch vòng rất đa dạng

b. Về tính chất vật lí

Các hợp chất hữu cơ tương đối dễ nóng chảy và dễ bay hơi, thường không tan hoặc ít tan trong nước nhưng dễ tan trong các dung môi hữu cơ. 

c. Về tính chất hóa học

Đa số các hợp chất hữu cơ cháy khi bị đốt. Các hợp chất hữu cơ thường kém bền với nhiệt nên dễ bị phân hủy bởi nhiệt. 

Phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường diễn ra chậm, không hoàn toàn và không theo một hướng nhất định nên thường sinh ra nhiều sản phẩm phụ.

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Số hiệu nguyên tử

Số nguyên tử hoặc số proton, số hiệu nguyên tử (ký hiệu Z) của một nguyên tố hóa học là số proton được tìm thấy trong hạt nhân của một nguyên tử.

Xem chi tiết

Hóa trị

Hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết hóa học mà một nguyên tử của nguyên tố đó tạo nên trong phân tử. Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion được gọi là điện hóa trị, có giá trị bằng với điện tích của ion tạo thành từ nguyên tố đó. Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị được gọi là cộng hóa trị, có giá trị bằng với số liên kết cộng hóa trị mà nguyên tử của nguyên tố đó tạo được với nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất hóa học.

Xem chi tiết

Ankadien

Ankadien, Dien hay Diolefin là tên gọi của các hiđrôcacbon không no, mạch hở có 2 liên kết nối đôi trong phân tử. Công thức chung của dãy đồng đẳng Ankadien là: CnH2n-2 (n ≥ 3).

Xem chi tiết

Hành tây và công dụng chữa bệnh

Hành tây là nguyên liệu được dùng chủ yếu trong nhiều món ăn, được chế biến rất đa dạng từ nướng, luộc, chiên, rang, xào, lăn bột chiên thậm chí là ăn sống. Bên cạnh việc chế biến đa dạng, phong phú thì công dụng chữa bệnh của hành tây cũng được rất nhiều người quan tâm. Hành tây có chứa nhiều chất chống oxy hóa cao và các hợp chất lưu huỳnh nên có tác dụng kháng viêm đồng thời giảm nguy cơ ung thư, hạ lượng đường trong máu và cải thiện sức khỏe của xương.

Xem chi tiết

Acid mật

Axit mật là axit steroid được tìm thấy chủ yếu trong mật của động vật có vú và động vật có xương sống khác. Các dạng phân tử khác nhau của axit mật có thể được tổng hợp trong gan bởi các loài khác nhau. Axit mật được liên hợp với taurine hoặc glycine trong gan, và muối natri và kali của các axit mật kết hợp này được gọi là muối mật.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.