Phương Trình Hoá Học

Khí hiếm là gì?

Các nguyên tố khí hiếm thuộc vào nhóm VIIIA trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố và gồm có: heli (He), neon (Ne), agon (Ar), kripton (Kr), xenon (Xe) và radon (Rn). Các nguyên tử khí hiếm có lớp vỏ ngoài cùng là ns2np6 đã điền đủ electron. Cấu hình electron này rất bền như đã thấy qua năng lượng ion hóa cao của các khí hiếm, nhất là của những khí hiếm nhẹ. Chính lí thuyết cổ điển về liên kết ion và liên kết cộng hóa trị đều đã được xây dựng xuất phát từ tính bền của cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Tính chất vật lí

Do có cấu hình electron bền, khí hiềm gồm những phân tử đơn nguyên tử. Điều đó đã được xác định qua tỉ số của các nhiệt dung phân tử ở áp suất không đổi và thể tích không đổi Cp/Cv tỉ số này bằng 1,6666 đối với các khí đơn nguyên tử.

Tất cả các khí hiếm đều không có màu và mùi. Chúng rất khó hóa lỏng và hóa rắn vì giữa các phân tử (nguyên tử) khí hiếm chỉ có lực Van de Van rất yếu.

Một số tính chất vật lí của khí hiếm

Một số tính chất vật lí của các nguyên tố khí hiếm

Từ heli đến radon, khối lượng phân tử và khả năng bị cực hóa của phân tử tăng lên làm cho lực Van de van tăng lên, nên nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các khí hiếm tăng lên. Trong các khí hiếm, heli có nhiệt độ sôi thấp nhất nên heli lỏng thường được dùng để tạo những nhiệt độ rất thấp trong các công trình nghiên cứu lí hóa học. Khác với các khí hiếm khác, heli lỏng có hai dạng: heli I tồn tại ở trên nhiệt độ 2172K, có những đặc tính bất thường không có ở bất cứ chất lỏng nào khác. Heli II có độ dẫn nhiệt rất lớn, gấp 800 lần độ dẫn nhiệt của đồng ở nhiệt độ thường, có độ nhớt rất bé, gần bằng 1/1000 độ nhớt của khí hidro và có thể tạo nên những màng mỏng có bề dày chỉ vài trăm nguyên tử, chảy được qua các ống rất nhỏ hay các khe rất hẹp mà không cần phải bơm vì không có ma sát gì cả. Một số nhà nghiên cứu coi heli II như là trạng thái thứ tư của chất. Hiện nay người ta cũng chưa giải thích được tính chất bất thường đó của heli II.

Heli rắn có mạng lưới lục phương giống như hidro rắn còn các nguyên tố khí hiếm khác ở trạng thái rắn có mạng lưới lập phương tâm diện.

Các khí hiếm tương đối dễ tan trong nước và độ tan tăng lên dần từ heli đến radon. Trong các dung môi hữu cơ như rượu, benzen, độ tan của các khí hiếm còn lớn hơn. Các khí hiếm dễ dàng bị than hấp phụ ở nhiệt độ thấp và khả năng bị hấp phụ đó tăng lên theo chiều tăng của khối lượng phân tử. Khi đun nóng dần, các khí hiếm đã được hấp phụ lần lượt thoát ra theo thứ tự ngược lại. Dựa vào tính chất này người ta dùng than hoạt tính để tách riêng các khí hiếm ra khỏi nhau.

Ở trong ống phóng điện, khí hiếm tạo ra các màu đặc trưng: vàng (heli), đỏ (neon), lam nhạt hơi đỏ (Agon), tím (kripton) và lam (xenon). Trong thực tế neon được dùng để nạp vào bóng đèn quảng cáo và bóng đèn báo hiệu ở sân bay và biển.

2. Tính chất hóa học

Trong một thời gian dài trước đây người ta coi các khí hiếm là những nguyên tố không có khả năng tạo thành những hợp chất hóa học bền, nghĩa là trơ và chúng được gọi là khí trơ hoặc khí quý. Những hidrat của khí hiếm có thành phần gần với X.6H2O (X = Ne, Ar, Kr và Xe) được tạo nên ở nhiệt độ thấp và dưới áp suất cao không phải là hợp chất hóa học thực sự mà là một loại hợp chất bao giống như hidrat của các halogen. Những hidrat của khí hiếm rất kém bền và độ bền tăng lên từ Ne và Xe. Tuy nhiên đến gần đây quan niệm về tính trơ tuyệt đối của các nguyên tố khí hiếm hầu như không còn nữa. Xuất phát từ chỗ năng lượng ion hóa thì các nguyên tố khí hiếm nặng như Kr, Xe và Rn có nhiều hơn khả năng tạo thành hợp chất. Dựa vào độ âm điện thì những nguyên tố có khả năng tạo thành hợp chất với khí hiếm phải là flo, oxi và clo. Radom là nguyên tố phóng xạ, các hợp chất của nó chưa được nghiên cứu nhiều. Thực tế những hợp chất của khí hiếm đã được biết chủ yếu là hợp chất của xenon với flo và oxi. Kripton tạo nên một số hợp chất ít hơn và kém bền hơn. Đối với heli là một trong những nguyên tố hiếm nhất, gần đây có những thông báo cho biết có những hợp chất như HgHe10.WHe2 được tạo nên ở trong ống phóng điện.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Nhôm

Nhôm là nguyên tố hóa học ở ô thứ 13, chu kì 3, nhóm IIIA trong bảng hệ thống tuần hoàn. Nhôm là kim loại phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất. Nhôm là một kim loại có tỷ trọng thấp và có khả năng chống ăn mòn hiện thụ động. Nhôm và các hợp kim từ nhôm đóng vai trò rất quan trọng cho các ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, các lĩnh vực khác của giao thông vận tải và vật liệu cấu trúc.

Xem chi tiết

Axit clohydric

Axit clohidric có công thức phân tử là HCl, là một dung dịch axit mạnh, thể hiện đầy đủ tính chất của một axit. Axit clohidric cùng với axit sunfuric được mệnh danh là "king of chemicals" được dùng nhiều trong công nghiệp sản xuất với vai trò là nguyên liệu hoặc chất xúc tác.

Xem chi tiết

N2O (Dinitơ monoxit)

N2O (Dinitơ monoxit) là một chất khí tự nhiên không màu và không cháy. Nó có thể được sản xuất và sử dụng cho nhiều thứ khác nhau như một chất dược lý để sản xuất thuốc mê, một chất phụ gia thực phẩm làm chất đẩy, và một chất phụ gia vào nhiên liệu để tăng lượng oxy có sẵn trong quá trình đốt cháy.

Xem chi tiết

Mol

Trong hóa học, khái niệm mol được dùng để đo lượng chất có chứa 6,022.10²³ số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Số 6,02214129×10²³ - được gọi là hằng số Avogadro.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.