Phương Trình Hoá Học

Không khí được tạo thành từ đâu? là gì?

Không khí tồn tại xung quanh chúng ta là một dạng vật chất quan trọng bảo đảm duy trì sự tồn tại cho các dạng vật chất có sự sống. Có thể bạn không cảm nhận được không khí đang tồn tại xung quanh chúng ta từng giờ, từng phút, từng giây vì trong điều kiện thường nó tồn tại dưới dạng không màu, không mùi vị.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

 Sự tìm ra thành phần không khí

Vào năm 1771, tại một phòng bào chế thuốc ở Thụy Điển, dược sĩ Haler đang loay hoay giữa đám chai lọ, hộp tiêu bản. Haler vốn là người đam mê khoa học, thường ngày khi pha chế thuốc, ông thường san qua, đổ lại các dung dịch nước thuốc, mong tìm hiểu các bí mật hóa học.

Vào một hôm như mọi ngày làm việc, ông vớt được cục photpho trắng từ nước ra và cho vào một lọ không. Do đặc tính của photpho trắng là chất dễ bốc cháy ở điều kiện thường, nên khi bỏ cục photpho vào bình, photpho tự cháy phát ra ánh sáng lóe mắt và cho đám khói trắng dày đặc, đó chính là đám bụi P2O5 màu trắng.

Haler dùng nút đậy kín bình, photpho ban đầu cháy rất mạnh nhưng chỉ sau một chốc, ngọn lửa tắt. Haler lật ngược bình lại, cho miệng bình úp mặt nước rồi mở nút bình, nước lập tức tự động dâng lên trong bình, nhưng mực nước chỉ dân lên đến 1/5 thể tích của bình thì dừng lại.

Sự kiện này làm Haler hết sức kinh ngạc. Haler muốn tìm hiểu bản chất loại khí có trong bình, ông cẩn thận nút chặt bình lại, sau đó lấy bình ra khỏi nước, rồi lại lấy photpho trắng cho vào bình, P trắng không bị cháy trong bầu khí còn lại trong bình. Ông lại lấy một con chuột cho vào bình, con chuột giẫy lên mấy cái rồi chết. 

Sự kiện này gợi sự chú ý của nhà hóa học Pháp Lavoisier và cuối cùng đã làm rõ bản chất sự việc: 1/5 thể tích mất đi là loại khí "dưỡng khí", còn lại là "đạm khí". Ngày nay, dưỡng khí có tên là oxy, đạm khí là nito.

Thành phần không khí

Không khí tồn tại xung quanh chúng ta là một dạng vật chất quan trọng đảm bảo duy trì sự sống cho vật chất có sự sống. 

Ở điều kiện thường, không khí tồn tại dưới dạng không màu, không mùi vị. Nếu chúng ta đem một chiếc bình không đậy nắp dìm xuống dưới nước, bạn sẽ thấy có những chiếc bong bóng nổi lên từ miệng chiếc bình đồng thời nghe tiếng ục ục. Chiếc bình tưởng như trống rỗng nhưng lại chứa đầy không khí bên trong, do không khí không thể chìm dưới nước nên khi nước chảy vào trong chiếc bình sẽ đẩy không khí ở trong bình ra làm xuất hiện những chiếc bọt khí và âm thanh.

Về thành phần của không khí, oxy chiếm khoảng 21%, nito chiếm khoảng 78% còn lại chủ yếu là CO2 và một số loại khí hiếm khác. 

Trong công nghiệp, người ta thường sử dụng phương pháp hạ thấp nhiệt độ của không khí xuống, trước tiên đưa không khí chuyển về dạng thể lỏng, sau đó đưa nhiệt độ sôi không đồng đều của các chất có trong không khí để tách riêng từng chất có trong không khí. Phương pháp này gọi là phương pháp chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Cơ chế phản ứng

Con đường chi tiết mà hệ các chất đầu đi qua để tạo ra sản phẩm phản ứng được gọi là cơ chế phản ứng. Cơ chế phản ứng cho biết các giai đoạn cơ bản của phản ứng, cách thức phân cắt liên kết cũ và hình thành liên kết mới, quá trình thay đổi cấu trúc của chất đầu dẫn tới sản phẩm...

Xem chi tiết

Phản ứng thế

Phản ứng thế trong hóa học được hiểu theo hóa vô cơ và hóa hữu cơ hơi khác nhau một chút.Trong hóa vô cơ, nó là phản ứng hóa học, trong đó một nguyên tố có độ hoạt động hóa học mạnh (ở các điều kiện cụ thể về nhiệt độ, áp suất) sẽ thay thế cho nguyên tố có độ hoạt động hóa học yếu hơn trong hợp chất của nguyên tố này, theo phản ứng sau: A + BX -> AX + B Trong hóa hữu cơ, phản ứng thế là phản ứng hóa học, trong đó một nhóm của một hợp chất được thay bằng một nhóm khác.

Xem chi tiết

Phân tích khối lượng

Phân tích khối lương (còn gọi là phương pháp cân) là phương pháp xác định hàm lượng các chất dựa vào khối lượng của sản phẩm ở dạng tinh khiết chứa thành phần của chất cần phân tích được tách ra khỏi các chất khác có trong mẫu

Xem chi tiết

Cấu tạo bảng tuần hoàn

Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học được Mendeleev chính thức công bố năm 1871 có dạng của một bảng gồm 66 nguyên tố, chia thành 8 nhóm đứng và 12 dãy ngang. Cho đến nay đã có hơn 400 kiểu biểu diễn được công bố, nhưng thực tế chỉ có hai kiểu trong số đó được phổ biến và ứng dụng rộng rãi. Đó là bảng hệ thống tuần hoàn dạng ngắn và dạng dài mà hiện nay chúng ta đang sử dụng và cơ sở của chúng vẫn là cách biểu điễn của Mendeleev.

Xem chi tiết

Cacbohidrat

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường dùng gạo, ngô, khoai, sắn, mía, quả ngọt... vì chúng chứa loại chất dinh dưỡng quan trọng là tinh bột (trong gạo, ngô, khoai, sắn...) đường saccarozơ, glucozơ; fructozơ. Ta cũng thường dùng giấy viết, sợi, vải, bông (chủ yếu là xenlulozơ). Các chất tinh bột, đường, xenlulozơ có tên chung là cacbohidrat vì có công thức chung là Cn(H2O)m

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.