Phương Trình Hoá Học

Xà phòng là gì?

Xà phòng thường dùng là hỗn hợp muối natri hoặc muối kali của axit béo, có thêm một số chất phụ gia nữa. Công thức hóa học của xà phòng là muối natri panmitat (C15H31COONa) hoặc natri stearat (C17H35COONa). Xà phòng có ưu điểm là không gây hại cho da, cho môi trường vì chúng dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật có trong thiên nhiên.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Định nghĩa

Xà phòng là những muối natri (hoặc muối kali) của axit béo. Những muối natri của các axit béo cao RCOONa là xà phòng rắn, còn muối kali của chúng, RCOOK là xà phòng mềm. Các dầu mỡ giàu axit béo, no cũng cho xà phòng rắn và các dầu chứa nhiều axit chưa no cho xà phòng mềm hơn.

Triclosan trong xà phòng, dầu gội, kem đánh răng có thể gây ung thư và xơ  gan? | Vinmec

2. Nguyên liệu

Hầu hết các loại mỡ động vật và dầu thực vật đều có thể dùng để sản xuất xà phòng. Mỡ động vật thường dùng là mỡ bò, mỡ cừu.

Dầu thực vật để chế xà phòng có rất nhiều loại như: dầu dừa, dầu cọ, dầu cám, dầu ngô, dầu bông, dầu lạc, dầu đậu tương, dầu thầu dầu, dầu sở, dầu màng tang, dầu hạt gấc, dầu bồ đề....

Các loại mỡ bò, mỡ cừu và dầu dừa, dầu cọ chứa nhiều axit béo no cao sẽ cho xà phòng rắn. Các loại dầu chứa nhiều axit béo không no cho xà phòng mềm. Dầu càng không no cho xà phòng càng mềm. Muốn có xà phòng rắn, các loại dầu thực vật phải được hidro hóa trước khi sản xuất xà phòng. Khi sản xuất xà phòng, người ta hay thêm dầu dừa hoặc dầu cọ vì chúng chứa nhiều axit lauric, CH3(CH2)10COOH làm cho xà phòng tăng khả năng tạo bọt và tẩy sạch tốt. Xà phòng chứa nhiều muối của axit stearic sẽ làm giảm tính tan và khả năng tạo bọt.

Ngoài nguyên liệu là chất béo, để sản xuất xà phòng người ta còn dùng các axit béo. Đó là sản phẩm oxi hóa các hidrocacbon từ dầu mỏ.

3. Sản xuất xà phòng

Khi đun chất béo với dung dịch NaOH lên tới 100oC, ta được keo xà phòng, có chứa glixerin và nước

Xà phòng hóa – Wikipedia tiếng Việt

Sau khi xà phòng hóa chất béo, người ta cho thêm muối ăn NaCl, xà phòng sẽ tách khỏi glixerin và nước, nổi lên trên.

Để hạ giá thành sản phẩm, người ta cho thêm natri silicat (Na2SiO3), chất màu và hương liệu.

Ngày nay, người ta thường thủy phân chất béo bằng nước ở nhiệt độ và áp suất cao. Sau đó cho Na2CO3 rắn để tạo xà phòng. Xà phòng giặt chứa từ 62-64% axit béo.

Muốn sản xuất xà phòng thơm cần có nguyên liệu tinh khiết hơn (Tẩy màu các loại dầu mỡ, khử bỏ bớt các mùi khó chịu...)

Sau đó pha thêm chất màu, mùi (với những hương liệu đặc trưng). 

Hàm lượng axit béo trong xà phòng thơm phải đạt từ 80-85%.

Xà phòng Cam nghệ Orange Natural Soap

4. Tính chất của xà phòng

a. Tính dẫn điện

Xà phòng phân li thành các ion nên có khả năng dẫn diện

RCOONaRCOO- + Na+

b. Thủy phân xà phòng cho môi trường kiềm

RCOONa + H2O RCOOH + NaOH

c. Tác dụng với nước cứng

Nước cứng chứa nhiều cation canxi và magie. Xà phòng tác dụng với các cation này tạo ra các hợp chất không tan, không có tác dụng tẩy rửa.

Phản ứng xảy ra khi giặt xà phòng gặp nước cứng

2C17H35COONa + Ca2+ (C17H35COO)2Ca + 2Na+

2C17H35COONa + Mg2+ (C17H35COO)2Mg + 2Na+

Các muối canxi và magide kết tủa bám vào vải, làm cho vải chóng bị mục và làm cho xà phòng ít bọt.

d. Tính chất tẩy rửa của xà phòng

Quần áo bị bẩn là quần áo có chứa các vết dầu, mỡ, mồ hôi, đất, cát hoặc bụi... giữa vải và chất bẩn có một lực liên kết nào đó. Tác dụng tẩy rửa của xà phòng là làm yếu các lực liên kết này, phân cắt các vết bẩn, không bám vào quần áo được nữa và tan vào nước.

Khái niệm về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp - Phương pháp sản xuất xà  phòng

Dùng nước nóng, vò xát nhằm mục đích như trên nhưng kém hiệu quả nên phải tẩy rửa bằng xà phòng. Xà phòng là những chất hoạt động bề mặt. Nó có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt giữa các chất bẩn và quần áo, đồng thời xà phòng làm cho khả năng thấm ướt của quần áo nhanh hơn.

Xà phòng có cấu tạo như sau: R-COO-Na+

Phần gốc hidrocacbon -R là phần kị nước, tan tốt trong các dung môi hữu cơ, dẫu mỡ nhưng không tan trong nước.

Nhóm -COONa là phần ưa nước bị tan trong nước, ít tan trong các dung môi hữu cơ.

Khi giặt giũ quần áo bằng nước xà phòng thì phần kị nước (các gốc R khá dài) hòa nhập vào các hạt dầu mỡ (vì chúng dễ tan vào nhau). Trong khi đó, phần ưa nước (các gốc -COONa) ở lại trên bề mặt các hạt bẩn đó và làm cho sức căng bề mặt của hạt bẩn giảm đi vì chúng cùng điện tích. Khi sức căng bề mặt giảm đi các hạt bẩn sẽ bị chia nhỏ ra, lực liên kết giữa hạt bẩn và quần áo yếu đi làm tăng khả năng thấm ướt và hạt bẩn tan dần vào trong nước.

Dùng xà phòng có hai nhược điểm:

- Trong nước, xà phòng bị thủy phân cho môi trường kiềm hại da tay và vải sợ từ tơ như polieste, poliamit... có phản ứng với kiềm.

- Với nước cứng, xà phòng sẽ tạo muối Ca2+, Mg2+ không tan làm mất tác dụng tẩy rửa.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Axit silixic

Cấu tạo phân tử của axit silixic chưa được xác định, nó có thể ứng với hai công thức H4SiO4 và H2SiO3. Axit silixic có thể tồn tại dưới dạng đơn phân tử tự do H4SiO4 ở trong dung dịch, nhưng những phân tử đó dễ ngưng tụ với nhau mất bớt nước tạo thành những hạt lớn hơn của dung dịch keo.

Xem chi tiết

Hiđrocacbon thơm

Hidrocacbon thơm (loại hidrocacbon thứ ba) không thể xếp vào loại hợp chất chứa liên kết đôi và ba. Tên gọi thơm xuất phát từ chỗ những hợp chất đầu tiên tìm được thuộc loại đó có mùi thơm khác nhau. Tên thơm vẫn giữ cho đến ngày nay, mặc dầu hóa học của hidrocacbon thơm bao gồm cả những hợp chất không có mùi thơm. Chúng thể hiện tính chất thơm tương tự benzen. Hidrocacbon thơm là loại hidrocacbon mạch vòng có tính chất thơm mà benzen là điển hình và quan trọng nhất.

Xem chi tiết

Trạng thái lỏng

Trạng thái lỏng chiếm vị trí trung gian giữa trạng thái khí và trạng thái rắn tinh thể. Lực tương tác giữa các tiểu phân chất lỏng đã lớn đáng kể, tuy nhiên chỉ mới đủ để ngăn cản sự chuyển động hỗn loạn chứ chưa đủ để làm ngừng hẳn sự chuyển động của chúng đối với nhau. Do vậy, chất lỏng giống chất khí ở chỗ không có hình dạng nhất định, có tính khuếch tán và tính chảy nhưng lại giống chất rắn là có thể tích nhất định và nhất là có cấu trúc xác định.

Xem chi tiết

Bụi và sol khí

Bụi là những chất ở dạng rắn hay lỏng có kích thước nhỏ, nhờ sự vận động của không khí trong khí quyển mà nó có thể phân tán trong một diện rộng. Sol khí là hỗn hợp những hạt keo lơ lửng phân tán trong không khí với kích thước dp < 1 micromet, chúng tương đối bền, khó lắng và là nguồn gốc tạo ra các nhân ngưng tụ, hình thành mưa.

Xem chi tiết

Nhiệt độ nóng chảy

Nhiệt độ nóng chảy hay điểm nóng chảy/nhiệt độ hóa lỏng của một chất rắn là nhiệt độ mà khi đạt tới ngưỡng đó thì quá trình nóng chảy của một chất xảy ra, tức là chất đó chuyển trạng thái từ rắn sang lỏng. Nhiệt độ của thay đổi ngược lại (tức là từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn) gọi là nhiệt độ đông đặc hay điểm đông đặc. Thông thường điểm nóng chảy trùng với điểm đông đặc.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.