Phương Trình Hoá Học

Liên kết đôi là gì?

Liên kết đôi là liên kết hóa học giữa hai nguyên tử, được tạo bởi một liên kết sigma (hay liên kết đơn) và một liên kết pi. Liên kết đôi bền và khó phá vỡ hoàn toàn hơn liên kết đơn, nhưng lại dễ tham gia phản ứng hóa học hơn do chứa liên kết pi dễ bị phá vỡ hơn liên kết sigma.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Liên kết đôi là liên kết hóa học giữa hai nguyên tử, được tạo bởi một liên kết sigma (hay liên kết đơn) và một liên kết pi. Liên kết đôi bền và khó phá vỡ hoàn toàn hơn liên kết đơn, nhưng lại dễ tham gia phản ứng hóa học hơn do chứa liên kết pi dễ bị phá vỡ hơn liên kết sigma.

Thật là một liên kết đôi Có nghĩa là trong Hóa học

Trong hóa học hữu cơ, liên kết đôi thường thấy trong liên kết giữa hai nguyên tử C (C=C) ở anken hay ankadien hoặc liên kết C=O ở xeton.

Liên kết đôi do 2 cặp electron chung giữa 2 nguyên tử tạo nên. Liên kết đôi gồm một liên kết σ và một liên kết π. Liên kết n kém bền hơn liên kết σ nên dễ bị đứt ra trong các phản ứng hóa học. Liên kết đôi được biểu diễn bằng hai gạch nối song song giữa hai nguyên tử.

Mỗi nguyên tử cacbon của liên kết đôi còn tạo được hai liên kết đơn với hai nguyên tử khác. Bốn nguyên tử liên kết trực tiếp với hai nguyên tử cacbon của liên kết đôi nằm trong cùng mặt phẳng với hai nguyên tử cacbon đó.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Chất khử (Chất bị oxi hóa, Chất bị oxid hóa)

Trong phản ứng oxi hóa - khử, khái niệm chất khử được hiểu là chất cho electron hay là chất có số oxi hóa tăng sau phản ứng. Chất khử sau khi cho electron sẽ tạo thành chất oxi hóa tương ứng. Do đó, chất khử còn được gọi là chất bị oxi hóa.

Xem chi tiết

Cấu tạo bảng tuần hoàn

Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học được Mendeleev chính thức công bố năm 1871 có dạng của một bảng gồm 66 nguyên tố, chia thành 8 nhóm đứng và 12 dãy ngang. Cho đến nay đã có hơn 400 kiểu biểu diễn được công bố, nhưng thực tế chỉ có hai kiểu trong số đó được phổ biến và ứng dụng rộng rãi. Đó là bảng hệ thống tuần hoàn dạng ngắn và dạng dài mà hiện nay chúng ta đang sử dụng và cơ sở của chúng vẫn là cách biểu điễn của Mendeleev.

Xem chi tiết

Peptit

Peptit là những polime amino axit chứa từ hai đến khoảng năm mươi gốc α - aminoaxit trong phân tử.Peptit có vai trò quan trọng trong sự sống: một số peptit là homon điều hòa nội tiết, một số là kháng sinh của vi sinh vật, polipeptit là cơ sở tạo nên protein.

Xem chi tiết

Quy tắc loại Zaixep (Zaisev)

Quy tắc Zaixep: khi tách loại dẩn xuất halogen (X) hoặc gốc -OH thì X hoặc gốc -OH sẽ bị tách cùng với nguyên tử hydro tại nguyên tử cacbon ở liền bên cạnh có bậc cao nhất.

Xem chi tiết

Than hoạt tính

Than hoạt tính là một dạng của carbon được xử lý để có những lỗ rỗng bé thể tích nhỏ để tăng diện tích bề mặt cho dễ hấp phụ hoặc tăng cường phản ứng hóa học. Do mức độ vi mao quản cao, chỉ một gam than hoạt tính có diện tích bề mặt vượt quá 800 – 1000 m2, được xác định bởi phương pháp hấp phụ khí. Một mức độ hoạt hóa đủ cho ứng dụng có ích có thể đạt được duy nhất từ diện tích bề mặt cao, hơn nữa, sự xử lý hóa học thường làm tăng tính chất hấp phụ. Than hoạt tính thường thu từ than củi và thỉnh thoảng là than sinh học. Những loại thu được từ than đá hay cốc thì được gọi là than đá hoạt tính hoặc cốc hoạt tính.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.