Phương Trình Hoá Học

Muối Crom (III) là gì?

Crom (III) là trạng thái oxi hóa bền nhất của crom. Người ta đã biết được nhiều muối Crom (III), những muối này độc với người. Nhiều muối crom (III) cũng có cấu tạo và tính chất giống với muối nhôm (III) cho nên biết tính chất hóa học của nhôm (III) có thể suy đoán tính chất của hợp chất crom (III). Sự giống nhau này được giải thích bằng sự gần nhau về kích thước của các ion Cr3+ và Al3+.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Crom (III) là trạng thái oxi hóa bền nhất của crom. Người ta đã biết được nhiều muối Crom (III), những muối này độc với người. Nhiều muối crom (III) cũng có cấu tạo và tính chất giống với muối nhôm (III) cho nên biết tính chất hóa học của nhôm (III) có thể suy đoán tính chất của hợp chất crom (III). Sự giống nhau này được giải thích bằng sự gần nhau về kích thước của các ion Cr3+ và Al3+. Muối crom (III) có độ tan gần với muối nhôm (III), đa số tan trong nước, những muối rất ít tan là Cr2(CO3)3, CrPO4 và CsSO4. Cr2(SO4)3.24H2O (phèn crom-xesi). Khi kết tinh từ dung dịch, muối crom (III) thường có dạng tinh thể hidrat có thành phần và màu sắc biến đổi, ví dụ như CrPO4.6H2O có màu tím và CrPO4.2H2O có màu lục.

Muối khan có cấu tạo và tính chất khác với muối dạng hidrat, ví dụ như CrCl3 màu tím - đỏ tan hết sức chậm trong nước và Cr2(SO4)3 màu hồng tan rất ít trong nước, trong khi CrCl3.6H2O và Cr2(SO4)3.18H2O đều có màu tím và dễ tan trong nước.

Dung dịch của muối crom (III) có màu tím - đỏ ở nhiệt độ thường nhưng có màu lục khi đun nóng. Màu tím của muối crom (III) trong dung dịch cũng như trong tinh thể hidrat là màu đặc trưng của ion [Cr(H2O)6]3+.

Muối crom (III) có tính thuận từ, rất bền trong không khí khô và bị thủy phân mạnh hơn muối crom (II). Phản ứng thủy phân nấc thứ nhất của muối crom (III) có thể coi như phản ứng tạo thành phức chất hidroxo:

[Cr(H2O)6]3+ + H2O = [Cr(OH)(H2O)5]2+ + H3O+

và xa hơn nữa là các phức chất có thể trùng hợp lại. Ví dụ như trong trường hợp của muối crom (III) sunfat, tùy thuộc vào nhiệt độ, pH và nồng độ của dung dịch có thể tọa nên những sản phẩm polime.

Do phản ứng thủy phân, những hợp chất Cr2S3 và Cr2(CO3)3 không thể điều chế được bằng phản ứng trao đổi trong dung dịch vì trong nước luôn luôn tạo nên kết tủa Cr(OH)3.

Trong môi trường axit, ion Cr3+ có thể bị khử đến Cr2+ bởi kẽm hay hỗn hống kẽm nhưng trong môi trường kiềm có thể bị H2O2, PbO2, nước clo, nước brom oxi hóa đến cromat.

Có bán kính bé và điện tích lớn, ion Cr3+ là một trong những chất tạo phức mạnh nhất, nó có thể tạo nên phức chất với hầu hết phối tử đã biết. Tuy nhiên, độ bền của các phức chất crom (III) biến đổi trong khoảng giới hạn rộng rãi tùy theo bản chất của phối tử và cấu hình của phức chất. Một số phức chất bền là [Cr(NH3)6]3+, [CrX6]3- (X là F-, Cl-; SCN-; CN-), [Cr(C2O4)2]- và những phức chất vòng càng với axetylaxeton, với hidroxi - 8- quinolin chẳng hạn. Một phức chất thường gặp của crom là muối Reinecke NH4[Cr(SCN)4(NH3)2].H2O được dùng để kết tủa những cation lớn hữu cơ và vô cơ.

Muối crom (III) thường tạo nên muối kép giống như muối nhôm, muối kép dùng để thuộc da và làm chất cắn màu khi nhuộm vải là phèn crom - kali K2SO4.Cr2(SO4)3.24H2O. Phèn crom đồng hình với phèn nhôm.

Crom (III) clorua

Crom (III) clorua (CrCl3) hay crom triclorua là hợp chất crom (III) thông dụng và quan trọng nhất. Muối khan gồm những tinh thể hình vảy màu tím - đỏ, thăng hoa ở 1047oC và nóng chảy ở 1152oC. Tinh thể có kiến trúc lớp tương tự như khoáng vật hidratgilit đã xét trước đây, mỗi lớp gồm hai mặt phẳng chứa những ion Cl- gói ghém sít sao kiểu lập phương và gồm những ion Cr3+ chiếm hai phần ba số lỗ trống bát diện được tạo nên giữa hai mặt phẳng đó. Các lớp liên kết với nhau bằng lực Van de Van nên tinh thể dễ bóc tách thành lớp.

Muối khan khó tan trong nước lạnh, tan chậm trong nước nóng nhưng tan rất nhanh khi có mặt ion Cr2+. Điều này được giải thích là trong quá trình tan, ion Cr2+ ở trong dung dịch chuyển electron qua cầu mối clo đến ion Cr3+ nằm ở bề mặt tinh thể. Ion Cr2+ vừa được tạo nên đó rời bề mặt tinh thể và sẽ tiếp tục tương tác với ion Cr3+ mới nằm ở bề mặt tinh thể...

Từ dung dịch nước, muối crom (III) clorua kết tinh ở dạng hdirat tinh thể CrCl3.6H2O. Hidrat này có ba dạng đồng phân khác nhau về cấu tạo, màu sắc và độ dẫn điện mol.

Hexaaquacrom (III) clorua [Cr(H2O)6]Cl3 là những tinh thể màu tím - xanh, tan trong nước cho dung dịch màu tím, khó tan trong rượu, ete và axeton. Nó không mất nước khi sấy khô trên axit sunfuric đặc nhưng cả ba ion Cl- đều tạo ngay kết tủa với ion Ag+.

Cloropentaaquacrom (III) clorua [Cr(H2O)5Cl]Cl2.H2O là những tinh thể màu lục, hút ẩm mất một phân tử H2O khi sấy trên axit sunfuric đặc và có hai ion Cl- tạo ngay kết tủa với ion Ag+.

Diclorotetraaquacrom (III)clorua [Cr(H2O)4Cl2]Cl.2H2O là những tinh thể màu lục thẫm, hút ẩm mất hai phân tử H2O khi sấy trên axit sunfuric đặc và có một số ion Cl- tạo ngay kết tủa với ion Ag+.

Trong dung dịch nước có cân bằng giữa ba dạng đồng phân của CrCl3.6H2O

Cân bằng này phụ thuộc vào nhiệt độ và nồng độ của dung dịch. Trong dung dịch loãng và nguội, dạng màu tím bền còn trong dung dịch đặc và nóng, dạng màu lục bền. Gần đây bằng phương pháp sắc kí trao đổi ion người ta đã tách được dạng đồng phân thứ tư có màu đỏ và công thức là [Cr(H2O)3Cl3].3H2O nhưng chưa nghiên cứu nhiều như đối với ba dạng đồng phân đã kể ở trên.

Tinh thể hidrat CrCl3.6H2O khi đun nóng ở trên 250oC ở trong khí quyển Cl2 và HCl sẽ mất hết nước biến thành muối khan. 

Trong dung dịch, crom (III) clorua có thể kết hợp với clorua kim loại kiềm tạo nên phức chất màu đỏ - hồng

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Chất dẻo

Chất dẻo, hay còn gọi là nhựa polyme, là các hợp chất cao phân tử, được dùng làm vật liệu để sản xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống hàng ngày cho đến những sản phẩm công nghiệp, gắn với đời sống hiện đại của con người. Chúng là những vật liệu có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp suất và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng.

Xem chi tiết

Hàn the là gì?

Hàn the là chất natri tetraborat (còn gọi là borac) đông y gọi là bàng sa hoặc nguyệt thạch, ở dạng tinh thể ngậm 10 phân tử nước (Na2B4O7.10H2O). Tinh thể trong suốt, tan nhiều trong nước nóng, không tan trong cồn 90 độ.

Xem chi tiết

Phân phức

Phân phức hợp là hỗn hợp các chất được tạo ra đồng thời bằng tương tác hóa học của các chất chứa đồng thời 2 hoặc 3 nguyên tố dinh dưỡng cơ bản.

Xem chi tiết

Chuẩn độ ngược là gì?

Trong phương pháp chuẩn độ, có 3 kỹ thuật chuẩn độ hay dùng đó là chuẩn độ trực tiếp, chuẩn độ thay thế và chuẩn độ ngược. Chuẩn độ ngược (còn được gọi là chuẩn độ thừa trừ) là kỹ thuật chuẩn độ thêm một thể tích chính xác và dư dung dịch chuẩn độ vào dung dịch chất cần định lượng. Sau đó xác định lượng dư của thuốc thử bằng một thuốc thử khác thích hợp. Dựa vào thể tích và nồng độ của hai thuốc thử đã dùng cùng với phản ứng chuẩn độ để tính lượng chất cần định lượng.

Xem chi tiết

Axit clohydric

Axit clohidric có công thức phân tử là HCl, là một dung dịch axit mạnh, thể hiện đầy đủ tính chất của một axit. Axit clohidric cùng với axit sunfuric được mệnh danh là "king of chemicals" được dùng nhiều trong công nghiệp sản xuất với vai trò là nguyên liệu hoặc chất xúc tác.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.