Phương Trình Hoá Học

Pin Li - Po là gì?

Pin Li-Po (viết tắt của Lithium Polymer) là loại pin có thể sạc được nhiều lần, sử dụng chất điện phân dạng polymer khô. Pin Li-po với những ưu điểm vượt trội về tính năng và tuổi thọ nên đang được dùng trên đa số các thiết bị (điện thoại di động thông minh, Pin dự phòng, máy bay, xe mô hình…). Tuổi thọ của pin Li-po lên đến 1.000 vòng sạc/xả nhưng tuổi thọ này bị ảnh hưởng khá nhiều bởi cách sạc/xả Pin. Vì vậy bạn cần biết cách sạc/xả Pin đúng cách để bảo vệ Pin được tốt hơn.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Pin Li - Po là gì?

Pin Li - Po (tên đầy đủ là Lithium-Ion Polymer hoặc Lithium-Polymer) không sử dụng chất điện phân dạng lỏng mà thay vào đó nó sử dụng chất điện phân dạng polymer khô, tương tự như một miếng phim nhựa mỏng. Miếng phim này được kẹp (thực sự là ghép lá) giữa cực dương và cực âm của pin cho phép trao đổi ion - do đó có tên là lithium polymer. Phương pháp này cho phép Pin có thể làm rất mỏng với các hình dạng và kích thước của cell pin khác nhau.

Pin Lithium Polymer (Li-Po)

Pin Li-po với những ưu điểm vượt trội về tính năng và tuổi thọ nên đang được dùng trên đa số các thiết bị (điện thoại di động thông minh, Pin dự phòng, máy bay, xe mô hình…).  Tuổi thọ của pin Li-po lên đến 1.000 vòng sạc/xả nhưng tuổi thọ này bị ảnh hưởng khá nhiều bởi cách sạc/xả Pin.

Pin Li-Po được sử dụng rộng rãi trên các smartphone, máy tính bảng cao cấp như iPhone, iPad hay cả MacBook Pro thế hệ mới. Khả năng lưu trữ năng lượng của Li-Po là tốt nhất hiện nay và sự suy giảm khả năng lưu trữ năng lượng sau thời gian dài không sử dụng rất ít.

Macbook sử dụng pin Li - Po

2. Cách sử dụng pin Li - Po đúng cách

Có 3 mức điện áp trong pin bạn cần lưu ý:

- Một cell pin Li-po 3.7volt (có loại 3.8V): là hiệu điện thế trung bình của viên pin (cao nhất 4.2V, thấp nhất 3.2V)
- Pin Li-po đạt 4.2V (là khi đầy): là mức điện áp giới hạn cao nhất (nếu sạc vượt quá điện áp 4.2V này sẽ làm hư hại cell pin, và có thể gây ra cháy nổ). Đó là lý do tại sao viên pin nào cũng cần mạch quản lý nguồn để điều chỉnh nguồn sạc vào không vượt mức 4.2A.
- Một cell Pin Li-Po ở mức 3V (là điện áp không tải ): là mức điện áp chết của Pin Li-Po, ở mức điện áp này, cell pin sẽ giảm tuổi thọ đáng kể hoặc nặng hơn là sẽ hỏng không thể phục hồi lại điện áp 4.2V.


Thông thường, các bạn thấy sạc pin từ khoảng 97% lên 100% rất lâu, đó là vì mạch trên Pin đang điều chỉnh dòng điện vào Pin nhỏ lại dần để dễ quản lý điện áp đúng 4.2v thì ngắt ngay.

Vậy, làm sao có thể nhận biết khi nào cần phải sạc lại pin để không làm ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ Pin?

Hãy bỏ qua những con số 4.2V, 3.7V rắc rối đi và chỉ cần nhớ nguyên tắt: Nếu muốn Pin bền chúng ta nên tuân theo nguyên tắc "xả không quá 80%". Có nghĩa là, cách sử dụng pin tốt nhất bạn không nên dùng một viên pin Li-Po quá 80% dung lượng của nó.

Khi sử dụng Pin Li-Po, nhà sản xuất khuyến cáo bạn không nên xả pin quá sâu (không quá 80%) tức không quá 3.25V (mức điện áp cận dưới được khuyến cáo). Nếu một viên Pin xả đến 3V (quá 3.25V ) thì sẽ giảm đáng kể tuổi thọ của pin, tệ hơn nữa là có thể gây chết cell pin và không có cách nào khôi phục lại.

Tuy nhiên bạn không nhất thiết phải căn đúng 20% để sạc pin. Bạn có thể sạc bất cứ lúc nào trên 20%, và có thể rút ra bất cứ khi nào mà không cần đợi Pin đầy. Điều này không hề ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin.

Tuổi thọ trung bình của một viên pin Li-Po thường được 1000 vòng sạc/ xả, và cứ mỗi 300 vòng sạc/ xả thì dung lượng thực tế bị giảm đi 20%.

Khái niệm Một vòng sạc/ xả: là khi bạn dùng hết 100% dung lượng Pin, bạn sạc lại và sử dụng hết 30%, lại sạc tiếp và sử dụng hết 70% thì được tính là một chu kỳ (30 + 70 = 100%).

Không nên dùng pin cạn về 0% và không nên sạc quá lâu

Với những dòng pin Li-Po muốn bền pin thì khi bắt đầu sử dụng phải sạc 8 tiếng trong 3 lần đầu đã không còn phù hợp nữa, điều đó là không cần thiết và chỉ làm cho pin mau hỏng thêm nếu pin không có tính năng tự động ngắt dòng sạc. Mà quy tắc được áp dụng là: Khi mua pin Li-Po mới (thường là dung lượng khoảng tầm 50%) bạn nên sạc đầy rồi mới dùng ở những lần dùng đầu tiên và không nên dùng pin xuống thấp quá 50% dung lượng của Pin, hạn chế sử dụng pin xuống thấp quá 20% cũng như không nên sử dụng quá lâu gây nên tình trạng nóng Pin. 

3. Cách lưu trữ pin Li-Po khi không sử dụng. 

Để tối ưu hóa tuổi thọ pin Li-Po cất trữ trong thời dan dài không sử dụng, bạn nên để Pin ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo và sạc khoảng 40-60% pin, tốt nhất là 50% pin và khi đó nó sẽ đạt điện áp đạt khoảng 3,85V. Đây là điện áp cất trữ ở nơi thoáng mát lâu dài mà nhà sản xuất áp dụng & khuyến cáo và nên kiểm tra và sạc lại sau khoảng 06 tháng.

Pin Li-Po tự xả rất chậm (không nhanh như Pin Li-Ion) nên bảo quản được lâu và tốt hơn, định kỳ 6 tháng bạn nên sạc đưa pin về 3.85V (50%) thì tuổi thọ pin sẽ bền hơn. Lưu ý rằng bạn không được để Pin ở gần nơi có nhiệt độ cao sẽ làm giảm tuổi thọ Pin và thậm chí có thể gây cháy nổ.

4. Mẹo vặt bạn nên thử khi gặp - Cách xử lý pin Li-Po bị phù

Đôi khi bạn sạc pin rồi để qua đêm, hoặc sử dụng không đúng cách khiến pin bị phù (kích thước có thể phồng lên gấp đôi). Để xử lý, bạn cần tìm một cục sạc có điện áp và dòng ra phù hợp với viên pin của bạn, quan trọng là có chế độ Store Charge (sạc lên tầm 45-50% – giống như khi bạn bảo quản pin) rồi đem cất. Cứ vài ngày đem sạc đầy rồi lại xả về mức 45-50%. Sau vài lần pin sẽ xẹp lại, bạn lấy băng keo quấn chặt viên pin lại rồi sài bình thường.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Hàn the là gì?

Hàn the là chất natri tetraborat (còn gọi là borac) đông y gọi là bàng sa hoặc nguyệt thạch, ở dạng tinh thể ngậm 10 phân tử nước (Na2B4O7.10H2O). Tinh thể trong suốt, tan nhiều trong nước nóng, không tan trong cồn 90 độ.

Xem chi tiết

Dung dịch

Trong hóa học, dung dịch là hệ một pha nhiều cấu tử mà thành phần của nó thể biến đổi trong một giới hạn nhất định. Chất phân tán được gọi là chất tan, môi trường gọi là dung môi. Trong thực tế, các dung dịch quan trọng nhất là dung dịch lỏng đặc biệt là dung dịch có dung môi là nước.

Xem chi tiết

Chất khử (Chất bị oxi hóa, Chất bị oxid hóa)

Trong phản ứng oxi hóa - khử, khái niệm chất khử được hiểu là chất cho electron hay là chất có số oxi hóa tăng sau phản ứng. Chất khử sau khi cho electron sẽ tạo thành chất oxi hóa tương ứng. Do đó, chất khử còn được gọi là chất bị oxi hóa.

Xem chi tiết

Chất xúc tác

Chất xúc tác là chất làm cho phản ứng xảy ra nhanh hơn, tức là vận tốc của phản ứng tăng lên nhiều lần mà không bị tiêu hao trong quá trình phản ứng. Một số chất xúc tác còn tạo môi trường axit hay bazơ để các phản ứng hóa học xảy ra theo mong muốn.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.