1. Khái niệm
Giấy quỳ là giấy có tẩm dung dịch quỳ trong etanol hoặc nước, được sử dụng rộng rãi trong ngành hóa học để thử, kiểm nghiệm pH của dung dịch.
2. Tính chất
Khi nhúng giấy quỳ vào dung dịch
- dung dịch trung tính: giấy quỳ giữ nguyên màu tía
- dung dịch axit: giấy quỳ chuyển sang màu đỏ
- dung dịch bazơ: giấy quỳ chuyển sang màu xanh lam
Sự thay đổi màu giấy quỳ diễn ra ngoài khoảng pH 4,5 - 8,3 ở 25 °C. Các phản ứng không phải là axit-bazơ cũng có thể làm đổi màu giấy quỳ. Chẳng hạn, khí clo làm cho giấy quỳ lam chuyển thành trắng – thuốc nhuộm quỳ bị tẩy trắng,nguyên nhân là do sự có mặt của các ion hypoclorit (ClO−). Phản ứng này là không thuận nghịch, vì thế quỳ không có vai trò của chất chỉ thị màu trong tình huống này
3. Ưu điểm và nhược điểm
a. Ưu điểm
giấy quỳ được sử dụng nhiều trong hóa học vì sự tiện dụng của nó. Chỉ cần một mẫu giấy quỳ nhỏ, chúng ta có thể biết được dung dịch mình đang dùng có tính axit, bazơ, trung tính một cách nhanh chóng (chỉ mất vài phần trăm giây) và độ mạnh yếu của tính axit/ bazơ (tương đối) dựa vào sự thay đổi màu đậm nhạt của giấy quỳ. Dung dịch có tính axit càng mạnh thì giấy quỳ chuyển sang màu đỏ càng đậm, ngược lại. Ngoài ra, giấy quỳ ẩm (giấy quỳ cho thấm ướt bởi nước cất) còn có thể được ứng dụng để kiểm tra tính axit/bazơ của các loại khí (như H2S, SO3…). Một ưu điểm rõ ràng khác của giấy quỳ nữa là giá thành rẻ của nó so với các chỉ thị pH khác.
b. Nhược điểm
Tuy nhiên, giấy quỳ không thể cho biết chính xác độ mạnh yếu acid/bazơ cũng như độ pH của dung dịch cần đo. Thay vào đó, người ta sử dụng các loại chỉ thị pH cao cấp hơn như máy đo pH. Các loại máy đo pH hiện này ngoài chức năng cho biết chính xác độ pH của dung dịch, mà còn cho biết nhiệt độ, độ dẫn điện của dung dịch cần đo
4. Sản xuất
Để sản xuất giấy quỳ cũng cần nguồn nguyên liệu như sản xuất các loại giấy khác là gỗ, rồi trải qua khâu nghiền, phối trộn bột giấy, qua máy xeo, cán mỏng, sấy,...Điểm khác biệt là ta sẽ cho thêm hoạt chất quỳ vào bột giấy, sau đó sấy khô sẽ có giấy quỳ như thành phẩm.