Phương Trình Hoá Học

Lưu huỳnh là gì?

Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố lưu huỳnh nằm ở ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA và có kí hiệu hóa học là S. Lưu huỳnh là một phi kim phổ biến, dạng tinh khiết có màu vàng chanh. Trong thiên nhiên, nó có thể tìm thấy ở dạng tự do và tập trung ở các vùng có núi lửa như Xixili và Nhật Bản. Nga và Mĩ là những nước có nhiều mỏ lưu huỳnh tự nhiên lớn nhất hiện nay. Trong thương mại, nó được sử dụng rất rộng rãi như làm phân bón, thuốc súng, thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Tính chất vật lí

Lưu huỳnh tồn tại dưới một số dạng thù hình khác nhau. Hai dạng tinh thể thông thường nhất của lưu huỳnh là dạng tà phương và dạng đơn tà.

Lưu huỳnh tà phương, còn gọi là S có màu vàng, nóng chảy ở 112,8oC và có tỉ khối là 2,06. Nó bền ở nhiệt độ thường, trên 95,5oC chuyển sang dạng đơn tà. Lưu huỳnh tồn tại tự do trong thiên nhiên là lưu huỳnh tà phương.

Lưu huỳnh đơn tà, còn gọi là S, có màu vàng nhạt, nóng chảy ở 119,2oC và có tỉ khối là 1,96. Nó bền trên 95,5oC, dưới nhiệt độ đó chuyển dần sang dạng tà phương. 

Lưu huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà đều không tan trong nước, rất ít tan trong rượu và ete, tan nhiều trogn dầu hỏa, benzen và nhất là trong cacbon disunfua. Trong các dung môi đó, lưu huỳnh tà phương tan hơi nhiều hơn lưu huỳnh đơn tà. Khi kết tinh từ những dung dịch đó, lưu huỳnh xuất hiện dưới dạng tinh thể tà phương.

Phép xác định khối lượng phân tử của lưu huỳnh trong các dung môi khác nhau bằng phương pháp nghiệm lạnh cho thấy rằng lưu huỳnh tà phương và đơn tà đều gồm những phân tử có tám nguyên tử S8. Tuy nhiên vì lí do động học, trong những phản ứng hóa học có lưu huỳnh tham gia, người ta thường dùng kí hiệu S để chỉ lưu huỳnh chứ không dùng S8

Phân tử lưu huỳnh, S8

 

Khi đun đến nóng chảy, lưu huỳnh biến thành một chất lỏng trong suốt linh động và có màu vàng. Đến trên 160oC lưu huỳnh nhanh chóng có màu nâu đỏ và nhớt dần, đến 200oC lưu huỳnh lỏng đặc quánh lại giống như nhựa và có màu nâu đen. 

Một mẩu lưu huỳnh nóng chảy thành chất lỏng màu đỏ máu.

2. Tính chất hóa học

Lưu huỳnh là nguyên tố tương đối hoạt động: ở nhiệt độ thường hơi kém hoạt động, nhưng khi đun nóng tương tác với hầu hết các nguyên tố trừ các khí hiếm, nit ơ, iot, vàng và platin.

Đơn chất lưu huỳnh (số oxi hóa 0) là số oxi hóa trung gian giữa -2 với +4 hoặc +6. Vì vậy, lưu huỳnh vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa. Tuy nhiên, tính oxi hóa vẫn trội hơn tính khử.

a. Tác dụng với Hidro

khi đun nóng ở nhiệt độ 300oC lưu huỳnh tương tác với hidro tạo thành hidro sunfua

S (tà phương) + H2 300oCH2S

b. Tác dụng với kim loại

Lưu huỳnh tác dụng với kim loại tạo thành sunfua kim loại: với các kim loại kiềm, kiềm thổ, bạc, thủy ngân, phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thấp, còn với niken, coban,... ở nhiệt độ cao

Hg + S to thưngHgS 

Ứng dụng dùng để thu hồi thủy ngân.

Như vậy, khi tác dụng với hidro và kim loại, số oxi hóa của nguyên tố S giảm từ 0 xuống -2. Lưu huỳnh thể hiện oxi hóa. 

c. Tác dụng với phi kim

Ở nhiệt độ thích hợp, lưu huỳnh tác dụng với một số phi kim như Clo, flo, oxi...

S + O2 SO2

S + F2 SF6

Như vậy, khi tác dụng với các phi kim hoạt động như clo, flo, oxi số oxi hóa của S tăng từ 0 đến +4 hoặc +6. Lưu huỳnh thể hiện tính khử.

3. Ứng dụng

Lưu huỳnh là nguyên liệu quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp:

- 90% lượng lưu huỳnh sản xuất được dùng để điều chế H2SO4

- 10% lượng lưu huỳnh còn lại được dùng để lưu hóa cao su, chế tạo diêm, sản xuất chất tẩy trắng bột giấy, chấy dẻo ebonit, dược phẩm, phẩm nhuộm, chất trừ sâu và chất diệt nấm trong công nghiệp...

4. Trạng thái tự nhiên và phương pháp điều chế

Lưu huỳnh là nguyên tố không kim loại duy nhất đã được biết từ thời thượng cổ. Nó thuộc nguyên tố rất phổ biến, chiếm khoảng 0,03% tổng số nguyên tử của vỏ Trái Đất. Trong thiên nhiên nó có thể tồn tại ở trạng thái tự do và tập trung chủ yếu ở các vùng có núi lửa như Xixili và Nhật Bản. Nga và Mĩ là những nước có mỏ lớn lưu huỳnh tự do. Phần lớn, lưu huỳnh tồn tại trong thiên nhiên dưới dạng hợp chất, phổ biến nhất là các khoáng vật sunfua như pirit (FeS2), cancopirit (FeCuS2), galen (PbS), blendo (ZnS) và một số khoáng vật sunfat như thạch cao, baritin, selestin. Trong khí núi lửa và trong nước của một số suối khoáng có chứa hợp chất của lưu huỳnh. Lưu huỳnh còn có trong thành phần của protein cho nên luôn luôn có trong thực vật và động vật.

Người ta khai thác lưu huỳnh chủ yếu từ mỏ lưu huỳnh tự do. Nguyên tắc của phương pháp khai thác này là hóa lỏng lưu huỳnh ở ngầm dưới đất rồi bơm lưu huỳnh lỏng lên trên mặt đất.

Hoá học 10 Bài 30 Lưu huỳnh

Ngoài phương pháp trên, lưu huỳnh có thể điều chế bằng cách nhiệt phân pirit FeS2 ở nhiệt độ trên 600oC trong lò hầm

FeS2 600oC FeS + S

 

 

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Nguyên tử khối (A)

Nguyên tử khối hay số khối của nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt neutron. Số khối là đại lượng đặc trưng của một nguyên tố hóa học.

Xem chi tiết

Chuẩn độ oxy hóa khử

Phép chuẩn độ oxy hóa - khử là phương pháp phân tích thể tích dùng dung dịch chuẩn của chất oxy hóa để chuẩn độ chất khử như sắt (II), mangan (II), iodid... hoặc dung dịch chuẩn của chất khử để chuẩn độ chất oxy hóa như sắt (III), Mn (VII).

Xem chi tiết

Đồng đen

Một số tài liệu khoa học chia đồng thành 4 loại, gồm đồng đỏ, đồng thau, hợp kim đồng gạch niken và đồng đen. Đồng đen là hợp kim của đồng và thiếc, đôi lúc có cả kẽm, dùng để đúc tượng. Nhiều kim loại gặp lạnh thì co lại, nhưng đồng đen gặp lạnh lại nở ra. Đồng đen có khả năng chống mài mòn cao nên còn dùng để chế tạo các ổ bi.

Xem chi tiết

Nhiên liệu

Nhiên liệu là vật chất được sử dụng để giải phóng năng lượng khi cấu trúc vật lý hoặc hóa học bị thay đổi. Nhiên liệu giải phóng năng lượng thông qua quá trình hóa học như cháy hoặc quá trình vật lý. Tính năng quan trọng của nhiên liệu đó là năng lượng có thể được giải phóng khi cần thiết và sự giải phóng năng lượng được kiểm soát để phục vụ mục đích của con người.

Xem chi tiết

Nhôm

Nhôm là nguyên tố hóa học ở ô thứ 13, chu kì 3, nhóm IIIA trong bảng hệ thống tuần hoàn. Nhôm là kim loại phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất. Nhôm là một kim loại có tỷ trọng thấp và có khả năng chống ăn mòn hiện thụ động. Nhôm và các hợp kim từ nhôm đóng vai trò rất quan trọng cho các ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, các lĩnh vực khác của giao thông vận tải và vật liệu cấu trúc.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.