Phương Trình Hoá Học

Sự lai hóa obitan nguyên tử là gì?

Khái niệm lai hóa được Pauling đưa ra trong khuôn khổ của thuyết VB. Phân tử Hidro là trường hợp đơn giản nhất vì nguyên tử H chỉ có AO hóa trị 1s. Để có được sự lí giải phù hợp thực nghiệm cho các phân tử phức tạp, bắt buộc phải mở rộng tới các AO hóa trị ns, np,... mà n>1. Lai hóa là sự tổ hợp tuyến tính các AO hóa trị nguyên chất (hay thuần khiết) chỉ có số lượng tử l khác nhau của cùng một nguyên tử tạo ra các AO mới có cùng năng lượng.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Định nghĩa

Sự lai hóa orbital nguyên tử là sự tổ hợp các AO khác loại để tạo ra các AO hoàn toàn giống nhau về hình dạng, kích thước và năng lượng như có sự định hướng trong không gian khác nhau. 

Khi có n AO tham gia lai hóa sẽ tạo ra n AO lai hóa. Các đám mây lai hóa bị dịch chuyển so với hạt nhân nguyên tử dẫn đến một đầu phình to ra (đầu +) và do vậy nó sẽ xen phủ hoàn toàn hơn với các đám mây tương tác, tạo được các liên kết hóa học bền vững.

2. Điều kiện để có sự lai hóa AO bền

Có 3 điều kiện lai hóa bền

- Năng lượng của các orbital nguyên tử tham gia lai hóa phải xấp xỉ nhau. Ví dụ AO 2s-2p; AO 3s-3p...

- Mật độ electron của AO tham gia lai hóa phải đủ lớn.

- Độ xen phủ của các AO lai hóa với các AO của các nguyên tử khác tham gia liên kết phải đủ lớn để tạo thành liên kết bền.

Từ các điều kiện trên ta thấy: Trong cùng một chu kì, khi đi từ trái sang phải hiệu năng lượng của AO-s với AO-p tăng lên nên khả năng tham gia lai hóa giảm xuống. Khi tăng kích thước nguyên tử, khả năng lai hóa của các AO hóa trị giảm xuống.

3. Một số dạng lai hóa AO thường gặp

Các dạng lai hóa thường gặp là sp, sp2, sp3 bên cạnh đó còn có một số kiểu lai hóa khác như sp3d, sp3d2

Cho 3 dạng lai hóa lần lượt như hình vẽ. Góc giữa các orbitan lai hóa lần  lượt là:

a. Lai hóa sp

Là sự tổ hợp 1AO-s kết hợp với 1AO-p tạo thành 2AO lai hóa sp, nằm thẳng hàng với nhau nhưng định hướng về hai phía đối nhau, góc lai hóa bằng 180o.

Chương 3. LIÊN KẾT TRONG PHÂN TỬ. CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT

Ví dụ: nguyên tử Be trong phân tử BeCl2 hoặc nguyên tử C trong phân tử C2H2 ở trạng thái lai hóa sp

 

Bài 3.24 trang 22 SBT Hóa 10 nâng cao: Hãy mô tả sự tạo thành các liên kết  trong phân tử C2H2. 

Phân tử C2H2

b. Lai hóa sp2

Là sự tổ hợp 1AO-s kết hợp với 2AO-p tạo thành 3 AO lai hóa sp2 nằm trong cùng một mặt phẳng, tạo với nhau những góc lai hóa bằng 120o hướng về ba đỉnh của một tam giác đều.

Học tại nhà - Hóa - SỰ LAI HÓA CÁC OBITAN NGUYÊN TỬ. SỰ HÌNH THÀNH LIÊN KẾT  ĐƠN, LIÊN KẾT ĐÔI VÀ LIÊN KẾT BA

Ví dụ: nguyên tử B trong phân tử BF3 hoặc nguyên tử C trong phân tử C2H4 đều ở trạng thái lai hóa sp2.

c. Lai hóa sp3

Là sự tổ hợp 1AO-s kết hợp với 3AO-p tạo ra 4 AO lai hóa sp3 có hình dạng, kích thước và năng lượng hoàn toàn giống nhau, hướng về 4 đỉnh của một tứ diện đều, tạo thành các góc lai hóa 109o28'.

Ví dụ, sự lai hóa của các AO trong nguyên tử C của phân tử CH4.

Học tại nhà - Hóa - SỰ LAI HÓA CÁC OBITAN NGUYÊN TỬ. SỰ HÌNH THÀNH LIÊN KẾT  ĐƠN, LIÊN KẾT ĐÔI VÀ LIÊN KẾT BA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Phân vi lượng

Phân vi lượng là loại phân chứa một lượng nhỏ các nguyên tố như: bo, kẽm, mangan,…dưới dạng hợp chất. Nên bón phân vi lượng cùng với phân vô cơ hoặ hữu cơ, tùy thuộc vào từng loại cây và từng loại đất.

Xem chi tiết

Ăn mòn

Ăn mòn là sự phá hủy dần dần các vật liệu (thường là kim loại) thông qua phản ứng hóa học hoặc phản ứng điện hóa với môi trường. Ăn mòn là một quá trình có cơ chế phức tạp, nhưng về cơ bản, có thể hiểu sự ăn mòn là một hiện tượng điện hóa. Tại một điểm trên bề mặt kim loại, quá trình oxy hóa xảy ra, nguyên tử kim loại bị mất điện tử (electron), gọi là quá trình oxy hóa. Vị trí oxy hóa đó trở thành anode (cực dương). Các electron sẽ di chuyển từ anode đến một vị trí khác trên bề mặt kim loại, làm tăng số lượng electron (quá trình khử). Vị trí bị tăng electron trở thành cathode (cực âm).

Xem chi tiết

Chất oxy hóa

Một chất oxy hóa (hay tác nhân oxy hóa) là: một hợp chất hóa học có khả năng chuyển giao các nguyên tử ôxy hoặc một chất thu các điện tử trong một phản ứng oxy hóa khử.

Xem chi tiết

Amoniac

Amoniac là hợp chất vô cơ của nguyên tố Nitơ có công thức phân tử là NH3. Trong tự nhiên, amoniac được sinh ra trong quá trình bài tiết và xác sinh vật thối rữa. Amoniac lỏng có tính bazơ yếu, hòa tan tốt các dung môi hữu cơ. Amoniac được dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và trong đời sống.

Xem chi tiết

Chất gây nghiện

Chất gây nghiện nói chung là bất kỳ chất nào khi hấp thụ vào cơ thể của một sinh vật sống có thể làm thay đổi chức năng bình thường của cơ thể theo hướng tạo ra sự phụ thuộc của cơ thể đối với chất đó hoặc cảm giác thèm thuồng, ghiền, nghiện ở các mức độ khác nhau.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.