Phương Trình Hoá Học

Bài 1. Thành phần nguyên tử

Nội dung bài giảng trình bày các thí nghiệm tìm ra electron, hạt nhân, proton, nơtron và cụ thể đặc điểm các loại hạt trong nguyên tử: Điện tích, khối lượng...  

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. THÀNH PHẦN CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

1.Electron

a. Sự tìm ra electron

Năm 1897, J.J. Thomson (Tôm-xơn, người Anh ) đã tìm ra tia âm cực gồm những hạt nhỏ gọi là electron(e).

 

Sơ đồ thí nghiệm của Tôm-xơn phát hiện ra tia âm cực

Kết luận:

- Tia âm cực là chùm hạt vật chất có khối lượng và chuyển động với vận tốc rất lớn.                

- Tia âm cực là chùm hạt mang điện âm,phát ra từ cực âm ,các hạt tạo thành tia âm cực được gọi là các electron (ký hiệu là e).

- Electron có mặt ở mọi chất, electron tạo nên lớp vỏ nguyên tử của mọi nguyên tố hóa học.

- Tia âm cực bị lệch trong từ trường và mang điện tích âm.

b, Khối lượng, điện tích electron

me = 9,1094.10-31kg.

qe = -1,602.10-19 C (coulomb) 

2. Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử

- Năm 1911, nhà vật lí người Anh Rutherford và các cộng sự cho các hạt a bắn phá một lá vàng mỏng.

- Từ đó nhận thấy nguyên tử có đặc điểm: 

Cấu tạo rỗng

Chứa phần mang điện tích dương, được gọi là hạt nhân

Kích thước của hạt nhân rất nhỏ so với kích thước của nguyên tử

- Kết luận: 

Nguyên tử cấu tạo gồm hạt nhân và lớp vỏ nguyên tử (chứa các electron).

Do nguyên tử trung hòa về điện nên số đơn vị điện tích dương của hạt nhân bằng đúng số electron quay xung quanh hạt nhân.

Khối lượng nguyên tử xấp xỉ khối lượng hạt nhân.

3. Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử

a. Sự tìm ra hạt proton.

Năm 1918, hạt proton được tìm ra có: 

Khối lượng: mp  = 1,6726.10-27 kg

oĐiện tích: qp = + 1,6.10-19 C = eo

Hạt proton là một thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử. Quy ước: 1+

b) Sự tìm ra hạt nơtron

Năm 1932, Chadwick tìm ra hạt nơtron có: 

Khối lượng: mn ≈ mp  = 1,6748.10-27  kg

Điện tích: qn = 0

Hạt notron là một thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử.

II. KÍCH THƯỚC VÀ KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỬ

1. Kích thước

Để biểu thị kích thước nguyên tử người ta dùng đơn vị nanomet(nm) hay angstrom Å

1 nm = 10-9m ; 1Ao = 10-10m ; 1nm = 10Ao

Nguyên tử nhỏ nhất là nguyên tử Hidro có bán kính khoảng 0,053 nm

Đường kính của hạt nhân nguyên tử còn nhỏ hơn (vào khoảng 10-5 nm)

Đường kính của electron và proton còn nhỏ hơn nhiều ( vào khoảng 10-8 nm)

2. Khối lượng nguyên tử

Do khối lượng thật của 1 nguyên tử quá bé, người ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử u (đvC).

1 u = 1/12 khối lượng 1 nguyên tử đồng vị cacbon 12 = 1,6605.10-27kg.

m nguyên tử = mP + mN (Bỏ qua me)

Khối lượng và điện tích của các hạt tạo nên nguyên tử

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 26. Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ

Phản ứng hóa học có thể được phân loại theo nhiều cách. Chúng ta hãy làm quen với một vài cách phân loại phản ứng thường gặp trong hóa học vô cơ

Xem chi tiết

Bài 37. Nguồn Hiđrocacbon thiên nhiên

Nội dung bài học tìm hiểu Nguồn hidrocacbon trong thiên nhiên, cách khai thác và phương pháp điều chế chúng.

Xem chi tiết

Bài 21. Điều chế kim loại

Nôi dung bài học giúp các em hiểu về nguyên tắc điều chế kim loại cũng như các phương pháp để điều chế như phương pháp nhiệt luyện, thủy luyện, điện phân.

Xem chi tiết

Bài 31. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, còn được biết với tên Bảng tuần hoàn Mendeleev, là một phương pháp liệt kê các nguyên tố hóa học thành dạng bảng, dựa trên số hiệu nguyên tử (số proton trong hạt nhân), cấu hình electron và các tính chất hóa học tuần hoàn của chúng. Các nguyên tố được biểu diễn theo trật tự số hiệu nguyên tử tăng dần, thường liệt kê cùng với ký hiệu hóa học trong mỗi ô. Dạng tiêu chuẩn của bảng gồm các nguyên tố được sắp xếp thành 18 cột và 7 dòng, với hai dòng kép nằm riêng nằm bên dưới cùng.

Xem chi tiết

Bài 19. Luyện tập: Phản ứng oxi hoá – khử

Nội dung bài giảng Luyện tập: Phản ứng oxi hóa - khử ôn tập lại kiến thức về Chất khử, chất oxi hoá, sự khử, sự oxi hoá, Phản ứng oxi hoá- khử, Phân loại phản ứng trong hoá học vô cơ.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.