Phương Trình Hoá Học

Bài 11. Amoniac và muối amoni

Biết được tính chất vật lí, hóa học của amoniac và muối amoni

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I - CẤU TẠO PHÂN TỬ

Do có ba eletron độc thân, nên nguyên tử nitơ trong phân tử amoniac tạo thành ba liên kết cộng hóa trị với ba nguyên tử hiđro.

Phân tử NH3 có cấu tạo hình chóp, với nguyên tử nitơ ở đỉnh, đáy là một tam giác mà đỉnh là ba nguyên tử hiđro (hình 2.2).

Ba liên kết N−H đều là liên kết có cực, các cặp electron chung đều lệch về phía nguyên tử nitơ. Do đó, NH3 là phân tử có cực: ở N có dư điện tích âm, ở các nguyên tử H có dư điện tích dương.

II- TÍNH CHẤT VẬT LÍ

* Amoniac là chất khí không màu, mùi khai và sốc, nhẹ hơn không khí nên có thể thu khí NH3 bằng cách đẩy không khí (úp ngược bình).

* Khí NH3 tan rất nhiều trong nước: 1 lít nước ở 20oC hòa tan được khoảng 800 lít khí NH3.

Thí nghiệm ở hình 2.3 chứng minh tính tan nhiều của NH3 trong nước. Do tan nhiều trong nước, áp suất của khí NH3 trong bình giảm đột ngột, nước trong cốc bị hút vào bình qua ống thủy tinh vuốt nhọn, phun thành các tia nước có màu hồng.

* Amoniac tan trong nước tạo thành dung dịch amoniac. Dung dịch amoniac đậm đặc thường có nồng độ 25%(D=0,91g/cm3).

III- TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Tính bazơ yếu

a) Tác dụng với nước

Khi tan trong nước, một phần nhỏ các phân tử amoniac kết hợp với ion H+ của nước, tạo thành ion amoniac (NH+4) và ion hiđroxit (OH−):

NH3+H2O⇌NH+4+OH

Ion OH− làm cho dung dịch có tính bazơ, tuy nhiên so với dung dịch kềm mạnh (thí dụ NaOH) cùng nồng độ, thì nồng độ ion OH− do NH3 tạo thành nhỏ hơn nhiều.

Trong dung dịch, amoniac là một bazơ yếu: ở 25oC, hằng số phân li bazơ Kb=1,8.10−5. Dung dịch amoniac làm cho phenolphtalein từ không màu chuyển sang màu hồng, quỳ tím chuyển sang màu xanh. Lợi dụng tính chất này người ta dùng giấy quỳ tím ẩm để nhận ra khí amoniac.

b) Tác dụng với axit

Amoniac (dạng khí cũng như dung dịch) kết hợp dễ dàng với axit tạo thành muối amoni.

Thí dụ:                          2NH3+H2SO4→(NH4)2SO4

                                                  NH3+H+→NH4+

Khi đặt  hai bình mở nút đựng dung dịch HCl đặc và NH3 đặc gần nhau thì thấy có "khói" màu trắng tạo thành. "Khói" là những hạt nhỏ li ti của tinh thể muối amoni clorua (NH4Cl). Muối này được tạo thành do khí amoniac và khí hiđro clorua hóa hợp với nhau:

NH3(k)+HCl(k)→NH4Cl(r)

Phản ứng này cũng được sử dụng để nhận ra khí amoniac.

c) Tác dụng với dung dịch muối

Dung dịch amoniac có khả năng làm kết tủa nhiều hiđroxit kim loại khi tác dụng với dung dịch muối của chúng.

Thí dụ:

Al3++3NH3+3H2O→Al(OH)3↓+3NH+4

2. Khả năng tạo phức

Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan của một số  kim loại, tạo thành các dung dịch phức chất.

Thí dụ:           

Cu(OH)2+4NH3→[Cu(NH3)4](OH)2

Cu(OH)2+4NH3→[Cu(NH3)4]2++2OH

AgCl+2NH3→[Ag(NH3)2]Cl

AgCl+2NH3→[Ag(NH3)2]++Cl

Sự tạo thành các ion phức [Cu(NH3)4]2+,[Ag(NH3)2]+,... xảy ra do các phân tử amoniac kết hợp với các ion Cu2+,Ag+,... bằng các liên kết cho - nhận giữa cặp electron chưa sử dụng của nguyên tử nitơ với obitan trống của ion kim loại.

3. Tính khử

a) Tác dụng với oxi

Khi đốt trong khí oxi, amoniac cháy với ngọn lửa màu vàng, tạo ra khí nitơ và hơi nước.

4NH3+3O2→to 2N2+6H2O

Khi đốt amoniac trong oxi không khí có mặt chất xúc tác thì tạo ra khí NO và nước:

4NH3+5O2→xt to 4NO+6H2O

b) Tác dụng với clo

Dẫn khí NH3 vào bình chứa khí clo, NH3 tự bốc cháy tạo ra ngọn lửa có "khói" trắng.

2NH3+3Cl2−→xt to N2+6HCl

"Khói" trắng là những hạt NH4Cl sinh ra do khí HCl vừa tạo thành hóa hợp với NH3.

c) Tác dụng với oxit kim loại

Khi đun nóng, NH3 có thể khử một số oxit kim loại thành kim loại , chẳng hạn NH3 khử CuO màu đen tạo ra Cu màu đỏ, nước và khí N2.

2NH3+3CuO→to 3Cu+N2+3H2O

IV - ỨNG DỤNG

Amoniac được sử dụng để sản xuất axit nitric; các loại phân đạm urê (NH2)2CO,NH4NO3,(NH4)2SO4,...; điều chế hiđrazin (N2H4) làm nhiên liệu cho tên lửa. Amoniac lỏng được dùng làm chất gây lạnh trong máy lạnh.

V- ĐIỀU CHẾ

1. Trong phòng thí nghiệm

Khí amoniac được điều chế bằng cách cho muối amoni tác dụng với chất kiềm khi đun nóng nhẹ.

Thí dụ:

2NH4Cl+Ca(OH)2→to 2NH3+CaCl2+2H2O

Muốn điều chế nhanh một lượng nhỏ khí amoniac, người ta thường đun nóng dung dịch amoniac đậm đặc. Để làm khô khí, cho khí NH3 vừa được tạo thành có lẫn hơi nước đi qua bình đựng vôi sống (CaO).

2. Trong công nghiệp

Amoniac được tổng hợp từ khí nitơ và khí hiđro theo phản ứng:

N2(k)+3H2(k)⇌2NH3(k);ΔH=−92kJ

Đây là phản ứng thuận nghịch và tỏa nhiệt. Theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa- tơ- li-ê, muốn cho cân bằng chuyển dịch về phía tạo thành amoniac cần phải hạ nhiệt độ và tăng áp suất. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ thấp quá thì phản ứng xảy ra rất chậm và nếu áp suất cao quá thì đòi hỏi thiết bị cồng kềnh và phức tạp. Trên thực tế, người ta thường thực hiện phản ứng ở nhiệt độ khoảng 450−500oC, áp suất khoảng 200−300atm và dùng chất xúc tác là sắt kim loại được trộn thêm Al2O3,K2O,... để làm cho cân bằng nhanh chóng được thiết lập. Ở các điều kiện như trên, hiệu suất chuyển hóa thành NH3 cũng chỉ đạt tới 20−25%.

Hỗn hợp khí N2 và H2 (tỉ lệ mol 1:3) được nén ở áp suất cao và đưa vào tháp tổng hợp. Trong tháp này, amoniac được tạo thành ở các điều kiện nhiệt độ, áp suất và chất xúc tác thích hợp đã nêu ở trên. Hỗn hợp khí đi ra từ tháp tổng hợp (gồm có N2,H2 và NH3) được dẫn đến tháp làm lạnh.

Ở đây, khí amoniac hóa lỏng và được tách riêng ra, còn hỗn hợp khí N2 và H2 chưa phản ứng được đưa trở lại tháp tổng hợp.

B. MUỐI AMONI

I- TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Muối amoni là những tinh thể ion, gồm cation amoni (NH4+) và amoni gốc axit. Tất cả các muối amoni đều dễ tan trong nước và khi tan điện li hoàn toàn thành các ion. Ion NH4+ không có màu.

II- TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Tác dụng với dung dịch kiềm

Dung dịch đậm đặc của muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm khi đun nóng sẽ cho khí NH3 bay ra.

Thí dụ:

(NH4)2SO4+2NaOH→to 2NH3↑+Na2SO4+2H2O

NH+4+OH→NH3↑+H2O

Ion NH+4 nhường H+ cho ion OH−, vậy trong dung dịch ion NH+4 là một axit.

Phản ứng này được sử dụng để nhận biết ion NH4+

Ngoài ta, muối amoni còn có thể tham gia phản ứng trao đổi với dung dịch các muối khác.

2. Phản ứng nhiệt phân

Khi đun nóng, các muối amoni dễ bị nhiệt phân hủy, tạo ra các sản phẩm khác nhau. Sản phẩm của sự phân hủy được quyết định chủ yếu bởi bản chất của axit tạo nên muối.

Muối amoni chứa gốc axit không có tính oxi hóa khi đun nóng bị phân hủy thành amoniac.

Thí dụ:

Tinh thể NH4Cl được đun nóng trong ống nghiệm sẽ phân hủy thành khí NH3 và khí HCl:

NH4Cl(r)→to NH3(k)+HCl(k)

Khi bay lên miệng ống nghiệm gặp nhiệt độ thấp hơn, hai khí này hóa hợp với nhau tạo lại tinh thể NH4Cl màu trắng bám lên thành ống.

Các muối amoni cacbonat và amoni hiđrocacbonat bị phân hủy chậm ngay ở nhiệt độ thường, giải phóng khí NH3 và khí CO2

Thí dụ: 

(NH4)2CO3→NH3+NH4HCO3

NH4HCO3→NH3+CO2+H2O

Trong thực tế người ta thường dùng muối NH4HCO3 để làm xốp bánh.

* Muối amoni chứa gốc của axit có tính hóa như axit nitrơ, axit nitric khi bị nhiệt phân cho ra N2,N2O (đinitơ oxit) và nước.

Thí dụ:                            NH4NO2→to N2+2H2O

                                       NH4NO3→to N2O+2H2O

Những phản ứng này được sử dụng để điều chế các khí N2 và N2O trong phóng thí nghiệm.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 36. Luyện tập: Hiđrocacbon thơm

Nội dung Bài Luyện tập Hiđrocacbon thơm giúp HS biết được những điểm giống nhau và khác nhau về tính chất hóa học của các hiđrocacbon thơm với các ankan, anken, tính chất hóa học của các hiđrocacbon thơm.

Xem chi tiết

CHƯƠNG 7 TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC

Nội dung bài giảng trình bày khái niệm về Tốc độ phản ứng hóa học và các yếu tố ảnh hưởng đến nó.

Xem chi tiết

CHƯƠNG 6 OXI – LƯU HUỲNH

Nội dung chính của bài học Oxi - Ozon tìm hiểu tính chất hóa học cơ bản của khí Oxi và khí Ozon? Những phản ứng hóa học nào có thể chứng minh cho những tính chất này? Phương pháp điều chế khí Oxi như thế nào, vai trò của khí oxi đối với đời sống và sản xuất như thế nào? Ảnh hưởng khí Ozon đến đời sống trên Trái Đất như thế nào?

Xem chi tiết

Chương 9. Bài 58. Anđehit và Xeton

Biết định nghĩa, cấu trúc, phân loại, danh pháp của anđehit và xeton. Biết tính chất vật lí và hiểu tính chất hoá học của anđehit và xeton. Biết phương pháp điều chế, ứng dụng của fomanđehit, axetanđehit và axeton.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.