Phương Trình Hoá Học

Bài 26. Phân loại và gọi tên hợp chất hữu cơ

Biết phân loại hợp chất hữu cơ. Có khái niệm về một số loại danh pháp phổ biến. Biết gọi tên mạch cacbon chính gồm từ 1 đến 10 nguyên tử C.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I- PHÂN LOẠI HỢP CHẤT HỮU CƠ

1. Phân loại

Hợp chất hữu cơ được phân thành hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon.

* Hiđrocacbon  là những hợp chất được tạo thành từ hai nguyên tố C và H.

Hiđrocacbon lại được phân thành hiđrocacbon no (thí dụ: CH4,C2H6); hiđrocacbon không no (thí dụ: CH2=CH2); hiđrocacbon thơm (thí dụ: C6H6).

* Dẫn xuất của hiđrocacbon là những hợp chất mà trong phân tử ngoài C,H ra còn có một hay nhiều nguyên tử của các nguyên tố khác như O,N,S,halogen,...

Dẫn xuất của hiđrocacbon lại được phân thành dẫn xuất halogen như CH3Cl,CH2Br−CH2Br,...; ancol như CH3OH,C2H5OH,...; axit như HCOOH,CH3COOH,...

2. Nhóm chức

Thí dụ: * Đimetyl  ete (H3C−O−CH3) không phản ứng với natri. Metanol (CH3OH) và etanol (H3C−CH2OH) phản ứng với natri giải phóng hiđro.

CH3OH+Na→CH3−ONa+1/2 H2

H3C−CH2−OH+Na→H3C−CH2−ONa+1/2 H2

* Etanol và metanol đều phản ứng với hiđro bromua, thí dụ:

H3C−CH2−OH+HBr→H3C−CH2−Br+H2O

Nhận xét: Nhóm OH đã gây ra các phản ứng phân biệt etanol, metanol với đimetyl ete và với các loại hợp chất khác nên nhóm OH được gọi là nhóm chức.

Nhóm chức là nhóm nguyên tử gây ra những phản ứng đặc trưng của phân tử hợp chất hữu cơ.

Cấu tạo của nhóm chức thường được viết rõ ràng, đầy đủ, phần còn lại của phân tử có thể được viết tắt là R. Thí dụ: CH3−CH2−OH và CH3−OH đều được ghi bởi công thức chung là R−OH.

II - DANH PHÁP HỢP CHẤT HỮU CƠ

1. Tên thông thường

Tên thông thường của hợp chất hữu cơ thường được đặt theo nguồn gốc tìm ra chúng, đôi khi có thể có phần đuôi để chỉ rõ hợp chất thuộc loại nào.

                  

         HCOOH  : axit fomic                   CH3COOH : axit axetic       C10H20O : mentol

2. Tên hệ thống theo danh pháp IUPAC

a) Tên gốc - chức

CH3CH2−Cl              CH3CH2−O−COCH3                CH3CH2−O−CH3

(etyl clorua)                   (etyl axetat)                            (etyl metyl ete)  

b) Tên thay thế

Thí dụ:

Tên thay thế được viết liền (không viết cách như tên gốc - chức), có thể phân làm ba phần như sau:

H3C−CH3                            H3C−CH2Cl          H2C=CH2          HC≡CH

(et+an)                                (clo+et+an)            (et+en)            (et+in)

   etan                                       cloetan                eten                  etin

Để gọi tên hợp chất hữu cơ, cần thuộc tên các số đếm và tên mạch cacbon như bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tên số đếm và tên mạch cacbon chính

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 22. Hóa trị và số oxi hóa

Tìm hiểu cách xác định hóa trị của nguyên tố trong liên kết ion và liên kết cộng hóa trị như thế nào?

Xem chi tiết

Bài 11. Axit photphoric và muối photphat

Nội dung bài học Axit photphoric và muối photphat nghiên cứu về cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, tính tan), ứng dụng, cách điều chế H3PO4 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Tính chất của muối photphat (tính tan, tác dụng với axit, phản ứng với dung dịch muối khác), ứng dụng.

Xem chi tiết

Bài 31. Bài thực hành số 4: Tính chất của oxi, lưu huỳnh

Nội dung Bài thực hành số 4 Tính chất của oxi, lưu huỳnh củng cố những kiến thức về tính chất hóa học của Oxi, lưu huỳnh: Tính oxi hóa mạnh. Ngoài ra lưu huỳnh còn có tính khử. Chứng minh sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí của Lưu huỳnh. Tiếp tục rèn luyện các thao tác thí nghiệm như thực hiện các phản ứng đốt cháy, tỏa nhiệt; làm thí nghiệm an toàn, chính xác; quan sát hiện tượng hóa học

Xem chi tiết

Chương 3 Liên kết hóa học. Bài 16. Khái niệm về liên kết hóa học liên kết ion

Các ion được tạo thành như thế nào? Thế nào là cation và anion? Thế nào là ion đơn, ion đa nguyên tử? Liên kết ion được hình thành như thế nào?

Xem chi tiết

Bài 11. Amoniac và muối amoni

Biết được tính chất vật lí, hóa học của amoniac và muối amoni

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.