Phương Trình Hoá Học

Bài 13. Phản ứng hóa học

Thanh sắt để lâu ngày ngoài không khí, sau một thời gian thanh sắt đổi màu. Đó là hiện tượng gì, để hiểu rõ hơn về hiện tượng này, chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu bài học này.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. ĐỊNH NGHĨA 

Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là phản ứng hoá học. Chất ban đầu, bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia), chất mới sinh ra là sản phẩm. Phản ứng hoá học được ghi theo phương trình chữ như sau : 

Tên các chất phản ứng → Tên các sản phẩm.

Thí dụ : Lưu huỳnh + sắt → Sắt (II) sunfua

Đọc là: Lưu huỳnh tác dụng với sắt tạo ra chất sắt (II) sunfua.

Đường → Nước + Than

Đọc là : Đường phân huỷ thành nước và than. Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng giảm dần, lượng sản phẩm tăng dần. 

II.  DIỄN BIẾN CỦA PHẢN ỨNG HOÁ HỌC 

Trong bài học 6 đã cho biết : Phân tử là hạt đại diện cho chất, thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất. Các em cần hiểu ý này như sau : Khi các chất có phản ứng thì chính là các phân tử phản ứng với nhau. Người ta nói: Phản ứng giữa các phân tử thể hiện phản ứng giữa các chất.

Từ đó ta kết luận : “Trong phản ứng hoá học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác”. Kết quả là chất này biến đổi thành chất khác.

Nếu có đơn chất kim loại tham gia phản ứng thì sau phản ứng nguyên tử kim loại phải liên kết với nguyên tử nguyên tố khác. 

 

III. KHI NÀO PHẢN ỨNG HOÁ HỌC XẢY RA ? 

Các chất phản ứng được tiếp xúc với nhau. Bề mặt tiếp xúc càng lớn thì phản ứng xảy ra càng dễ.

Cần đun nóng đến một nhiệt độ nào đó, tuỳ mỗi phản ứng cụ thể. Việc đun nóng có thể chỉ cần lúc đầu để khơi màu phản ứng giữa lưu huỳnh và sắt.

- Hoặc cần đun liên tục suốt thời gian phản ứng, thí dụ, phản ứng phân huỷ đường.

Tuy nhiên, có những phản ứng xảy ra không cần đun nóng. Thí dụ, phản ứng giữa kẽm và axit clohiđric. Chỉ cần đổ dung dịch axit vào kẽm là quan sát thấy có bọt khí thoát ra. Phương trình chữ của phản ứng :

Kẽm+ Axit clohiđric → Khí hiđro + Kẽm clorua

Có những phản ứng cần có mặt chất xúc tác, đó là chất kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn và giữ nguyên không biến đổi sau khi phản ứng kết thúc.

Thí dụ, phản ứng tạo thành axit axetic (giấm là dung dịch axit axetic loãng) từ rượu nhạt cần có men làm chất xúc tác. 

IV. LÀM THẾ NÀO NHẬN BIẾT CÓ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC XẢY RA ? 

Dựa vào dấu hiệu có chất mới xuất hiện, có tính chất khác với chất phản ứng. Thí dụ, trong phản ứng giữa lưu huỳnh và sắt, hợp chất sắt(II) sunfua tạo ra, không còn tính chất của lưu huỳnh và sắt nữa. 

Những tính chất khác mà ta dễ nhận ra thường có thể là màu sắc (thí dụ, đường màu trắng bị phân huỷ thành than màu đen và nước), hay về trạng thái (thí dụ, tạo ra chất khí như trong phản ứng trên, tạo chất rắn không tan...)

Ngoài ra, sự toả nhiệt và phát sáng cũng có thể là dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra, thí dụ cây nến cháy

1. Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác, 

2. Trong phản ứng hoá học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

3. Phản ứng xảy ra được khi các chất tham gia tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần chất xúc tác...

4. Nhận biết phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành. 

Đọc thêm 

Trong công nghiệp, dựa vào phản ứng hoá học để điều chế các chất cần thiết cho đời sống sản xuất. Thí dụ, từ khí nitơ khí hiđro trong điều kiện nhiệt độ thích hợp áp suất cao, sắt làm chất xúc tác, điều chế được amoniac theo phản ứng

Khí nitơ + Khí hiđro → Amoniac

Amoniac nguyên liệu dùng để điều chế phân đạm một số chất khác. Trong tự nhiên, những phản ứng xảy ra ích cho con người. Thí dụ, trong cây xanh chất diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời, làm chất xúc tác cho phản ứng

Khí cacbon đioxit + Nước → Glucozơ + Khí oxi

(Glucozơ thể chỉ chất trung gian, sản phẩm cuối cùng còn là tinh bột). Nhờ phản ứng này không khí được trong lành, do chất hại khí cacbon đioxit giảm đi, chất cần thiết cho sự hấp khí oxi tăng lên (các em hãy nhớ lại bài học Thực vật góp phần điều hoà khí hậutrong chương : Thực vật với đời sống con người môn Sinh học lớp 6).

Tuy nhiên, cũng những phản ứng xảy ra hại ta phải đề phòng, thí dụ: khí nổ trong các hầm mỏ, cháy rừng, sự gỉ của kim loại...

Hàng ngày, các em đều thể quan sát những phản ứng hoá học, chẳng hạn, khi đánh que diêm lấy lửa, đốt cháy nhiên liệu, để thức ăn ôi thiu, thấy nước Vôi quét trên tường rắn lại xem bắn pháo hoa...

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 24. Thực hành: Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại

Bài thực hành giúp các em hiểu và giải thích được các hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm; Rèn luyện kĩ năng thực hành hóa học như lấy hóa chất vào ống nghiệm, đun ống nghiệm, quan sát hiện tượng...

Xem chi tiết

Bài 21. Hiệu độ âm điện và liên kết hóa học

Hiệu độ âm điện ảnh hưởng như thế nào đến các kiểu liên kết hóa học?

Xem chi tiết

Bài 23. Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt

Chúng ta đã học 2 nguyên tố kim loại tương đối điển hình và rất quan trọng trong đời sống, trong sảnxuất đó là nhôm và sắt. Hôm nay bằng thực nghiệm, chúng ta sẽ kiểm chứng một số tính chất quantrọng của 2 nguyên tố này. Từ đó khắc sâu thêm kiến thức về tính chất hóa học của Nhôm và Sắt; Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên; Quan sát, mô tả,giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hóa học.

Xem chi tiết

Bài 28. Bài thực hành số 3: Tính chất của Brom và Iot

Nội dung Bài thực hành số 3 Tính chất hóa học của Brom và Iot giúp học sinh biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm: So sánh tính oxi hoá của clo và brom. So sánh tính oxi hoá của brom và iot. Tác dụng của iot với tinh bột.

Xem chi tiết

Bài 39. Một số hợp chất của crom

Biết tính chất hóa học đặc trưng của các hợp chất crom (II), crom (III) và crom (VI)

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.