Phương Trình Hoá Học

Bài 14. Luyện tập chương 2

Củng cố kiến thức: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Quy luận biến đổi tuần hoàn một số đại lượng vật lí và tính chất các nguyên tố theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. Định luật tuần hoàn

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

2. Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

- Mỗi nguyên tố hóa học chiếm một ô trong bảng tuần hoàn được gọi là ô nguyên tố.

- Số thứ tự ô nguyên tố = số hiệu nguyên tử của nguyên tố (= số e = số p = số đơn vị điện tích hạt nhân).

- Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e, được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

- Số thứ tự chu kì = số lớp e.

- Bảng tuần hoàn hiện có 7 chu kì được đánh số từ 1 đến 7:

+ Chu kì 1, 2, 3: chu kì nhỏ.

+ Chu kì 4, 5, 6, 7: chu kì lớn (chu kì 7 chưa hoàn thành).

- Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình e tương tự nhau do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành 1 cột.

- Có 2 loại nhóm nguyên tố là nhóm A và nhóm B:

+ Nhóm A: bao gồm các nguyên tố s và p.

+ Nhóm B: bao gồm các nguyên tố d và f.

3. Những đại lượng và tính chất biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân 

- Bán kính nguyên tử

- Năng lượng ion hóa thứ nhất

- Độ âm điện

- Tính kim loại, tính phi kim.

- Tính axit - bazo của oxit và hidroxit

- Hóa trị cao nhất của nguyên tố với oxi và hóa trị của nguyên tố phi kim với hidro

4. Định luật tuần hoàn

Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 25. Flo – Brom – Iot

Các nguyên tố Flo, Brom, Iot có những tính chất nào giống hay khác với clo? Chúng có những ứng dụng gì và điều chế như thế nào?

Xem chi tiết

Bài 20. Bài thực hành số 1: Phản ứng oxi hóa – khử

Mục đích của bài Bài thực hành số 1 Phản ứng oxi hóa khử là các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit; Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối; Phản ứng oxi hóa khử trong môi trường axit. Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hóa học.

Xem chi tiết

Bài 27. Nhôm và hợp chất của nhôm

Nội dung bài học trình bày cụ thể, tỉ mỉ về Nhôm và hợp chất quan trọng của nhôm, giúp các em học sinh biết được vị trí của nhôm trong Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học; cấu tạo nguyên tử, tính chất vật lí - hóa học và phương pháp sản xuất Nhôm. Biết được tính chất và ứng dụng của một số hợp chất quan trọng của Nhôm như: Al O (Nhôm oxit), Al(OH) (Nhôm hidroxit), Al (SO ) (Nhôm sunfat)...

Xem chi tiết

Bài 17. Liên kết cộng hóa trị

Liên kết cộng hóa trị trong phân tử đơn chất và hợp chất được hình thành như thế nào? Sự phân cực trong liên kết cộng hóa trị như thế nào?

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.