Phương Trình Hoá Học

Bài 4. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Nội dung bài học giúp bạn hiểu bản chất, điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li. Ngoài ra viết được phương trình ion rút gọn của phản ứng.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. ĐIỀU KIỆN XẢY RA PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI

1. Phản ứng tạo thành chất kết tủa

Thí nghiệm 1: Nhỏ dung dịch Na2SO4 vào ống nghiệm chứa dung dịch BaCl2

Các em chú ý quan sát thao tác tiến hành thí nghiệm cũng như hiện tượng quan sát được.

- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng

- Giải thích: Do Na2SO4 và BaCl2 phản ứng tạo BaSO4 kết tủa màu trắng

- Phương trình phản ứng: Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl  (1)

Nhận thấy Na2SO4 và BaCl2 đều là những chất điện li mạnh nên phân li tạo thành 4 ion trong dung dịch. Trong đó kết hợp của ion Ba2+ và SO42- tạo kết tủa trắng BaSO4

Như vậy bản chất của phản ứng là: Ba2+ và SO42- → BaSO4   (2)

Phương trình (1) được gọi là phương trình phân tử.

Phương trình (2) được gọi là phương trình ion thu gọn

2. Phản ứng tạo thành chất điện li yếu

a) Phản ứng tạo thành nước

Nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào cốc chứa dung dịch NaOH 0,10M

Rót từ từ dung dịch HCl 0,10M vào cốc trên, vừa rót vừa khuấy.

- Hiện tượng: Dung dịch bị mất màu hồng.

- Giải thích: Ban đầu trong cốc chứa NaOH. Khi thêm dung dịch Phenolphtalein vào môi trường bazơ thì dung dịch có màu hồng. Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào cốc trung hòa hết lượng bazơ thì lúc này trong cốc là môi trường axit. Trong môi trường axit dung dịch phenolphtalein không màu.

HCl + NaOH → NaCl + H2O

b) Phản ứng tạo thành axit yếu

Nhỏ dung dịch HCl vào ống nghiệm chứa dung dịch CH3COOONa

- Hiện tượng: Dung dịch bị mất màu hồng, có mùi giấm chua.

- Giải thích: Dung dịch CH3COONa là dung dịch muối của bazơ mạnh và gốc axit yếu nên tạo môi trường bazơ. Nên khi nhỏ vài giọt dung dịch Phenolphtalein vào thì trong cốc xuất hiện màu hồng. Đến khi nhỏ dung dịch HCl vào, có phản ứng xảy ra là trung hòa hết lượng CH3COONa; cho đến dư lượng axit thì dung dịch bị mất màu hồng. Nguyên nhân là do trong môi trường axit, phenolphtalein không màu. Mùi giấm chua là mùi của sản phẩm tạo thành CH3COOH.

- Phương trình phân tử: CH3COONa + HCl → CH3COOH + NaCl

3. Phản ứng tạo chất khí

Rót dung dịch HCl vào cốc chứa dung dịch Na2CO3

Hiện tượng: Xuất hiện bọt khí không màu

Giải thích: Khí không màu là khí CO2 sinh ra do phản ứng giữa Na2CO3 và HCl

Phương trình phân tử: HCl+Na2CO3 → NaCl+H2O+CO2

II. KẾT LUẬN

- Phản ứng xảy ra trong dung dịch chất điện li là phản ứng giữa các ion.

- Phản ứng trao đổi chất điện li trong dung dịch chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau: chất kết tủa, chất điện li yếu, chất khí

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 26. Oxit

Các bạn đã biết oxi phản ứng hầu hết các kim loại, và phi kim các. Vậy sản phẩm từ các phản ứng này gọi là gì. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Xem chi tiết

Bài 28. Công thức phân tử hợp chất hữu cơ

• Biết cách thiết lập công thức đơn giản nhất từ kết quả phân tích nguyên tố. • Biết cách tính phân tử khối và cách thiết lập công thức phân tử.

Xem chi tiết

Bài 29. Luyện tập: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm

Nội dung bài luyện tập Tính chất của Nhôm và hợp chất của nhôm là bài tổng ôn, củng cố các kiến thức đã học về Nhôm và các hợp chất như Al O (Nhôm oxit), Al(OH) (Nhôm hidroxit), Al (SO ) (Nhôm sunfat).... Ngoài ra còn rèn luyện cho các em học sinh kĩ năng giải các bài tập và các dạng toán quan trọng.

Xem chi tiết

Bài 32. Luyện tập chương 3: Phi kim – Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

Nội dung bài giảng Luyện tập chương 3: Phi kim - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học giúp học sinh hệ thống hoá lại các kiến thức trong chương như: tính chất của phi kim, tính chất của clo,C, Si, CO, CO , H CO , muối cacbonat. Cấu tạo bảng tuần hoàn và sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố trong chu kì, nhóm và ý nghĩa của bảng tuần hoàn.

Xem chi tiết

Bài 30. Lưu huỳnh

Tính chất hóa học của lưu huỳnh có gì đặc biệt, Lưu huỳnh có những ứng dụng quan trọng nào ? Để biết chi tiết hơn, xin chia sẻ với các bạn bài Lưu huỳnh . Với lý thuyết chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.