Phương Trình Hoá Học

Bài 16. Hợp chất của cacbon

Nội dung bài Hợp chất của cacbon tìm hiểu về Tính chất vật lí của CO và CO2; Tính chất vật lí, tính chất hóa học của muối cacbonat (nhiệt phân, tác dụng với axit). Cách nhận biết muối cacbonat bằng phương pháp hoá học. Giúp học sinh hiểu được: CO có tính khử (tác dụng với oxit kim loại), CO2 là một oxit axit, có tính oxi hóa yếu (tác dụng với Mg, C).

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

A. CACBON MONOXIT

I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

- Là chất khí không màu, không mùi, không vị

- Hơi nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước

- Hóa lỏng ở -191,5oC, hóa rắn ở -205,2oC, rất bền với nhiệt

- CO là khí rất độc

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Cacbon monooxit là oxit không tạo muối ( oxit trung tính)

Ở điều kiện thường không tác dụng với H2O, axít, kiềm.

2. Tính khử

CO cháy trong oxi hoặc không khí: 2CO + O2  2CO2

Tác dụng với nhiều oxít  kim loại (đứng sau Al)

3CO + Fe2O3  3CO2 + 2Fe

III. ĐIỀU CHẾ  

Trong phòng thí nghiệm

HCOOH  CO + H2O

Trong công nghiệp

Sơ đồ lò gas

C + H2 CO + H2 (khí than ướt)

CO2 + C    2CO (khí than khô)

 B. CACBON ĐIOXIT

I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

- Chất khí, không màu, nặng gấp 1,5 lần không khí

- Tan không nhiều trong nước

- Ở trạng thái rắn, CO2 tạo thành một khối trắng gọi là "nước đá khô". Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa, dùng để tạo môi trường lạnh, không có hơi ẩm.

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

- CO2 là khí không duy trì sự sống và sự cháy.

- CO2 là oxít axít

- Tan trong nước tạo H2CO3.

CO2(k) + H2O(l)  ⇆ H2CO3 (dd).

III. ĐIỀU CHẾ

1. Trong Phòng thí nghiệm

CaCO3 +2HCl→ CaCl2+CO2+ H2O.

2. Trong Công nghiệp

CaCO3  CaO + CO2

C. AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT

I. AXIT CACBONIC

H2CO3 là axít 2 nấc rất yếu, kém bền phân huỷ thành CO2 và H2O.

H2CO ⇆ H+ + HCO3-

HCO3- ⇆ H+ + CO3 2-

II. MUỐI CACBONAT

1. Tính chất

a) Tính tan

Muối cacbonat của kim loại kiềm, amoni và đa số các muối hidrocacbonat đều tan trong nước

Muối cacbonat của kim loại khác không tan trong nước

b) Tác dụng với axít 

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

HCO3- + H+ →CO2 + H2O

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl+CO2 + H2O

CO32- + 2H+ → CO2 + H2O

c) Tác dụng với dung dịch kiềm

Muối hidrocacbonat tác dụng dễ dàng với dung dịch kiềm.

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

HCO3- + OH- → CO32- + H2O

d) Phản ứng nhiệt phân 

Muối cacbonat trung hòa của kim loại kiềm bền với nhiệt. Muối cacbonat trung hòa với kim loại khác, cũng như muối hidrocacbonat, bị nhiệt phân hủy

MgCO3(r)  MgO(r) + CO2(k)

2NaHCO3(r)  Na2CO3(r) + CO2 + H2O

2. Ứng dụng

CaCO3 là chất bột màu trắng, nhẹ, được dùng làm chất độn trong một số ngành công nghiệp.

Na2CO3: Dùng trong công nghiệp thuỷ tinh, đồ gốm, bột giặt

NaHCO3: Dùng trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 41. Nhiên liệu

Nhiên liệu là vật chất được sử dụng để giải phóng năng lượng khi cấu trúc vật lý hoặc hóa học bị thay đổi. Nhiên liệu giải phóng năng lượng thông qua quá trình hóa học như cháy hoặc quá trình vật lý, ví dụ phản ứng nhiệt hạch, phản ứng phân hạch. Tính năng quan trọng của nhiên liệu đó là năng lượng có thể được giải phóng khi cần thiết và sự giải phóng năng lượng được kiểm soát để phục vụ mục đích của con người.

Xem chi tiết

Bài 45. Hóa học và vấn đề môi trường

Nội dung bài học là sự khám phá về Những tác động của các ngành sản xuất trong đó có sản xuất Hóa học đến môi trường. Thông qua bài học, các em học sinh sẽ tích lũy cho mình được những hiểu biết về tác hại của Ô nhiễm môi trường đối với cuộc sống và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường.

Xem chi tiết

Bài 45. Axit axetic

Axit axetic, hay còn gọi là ethanoic hoặc etanoic, là một axit hữu cơ (axit cacboxylic), mạnh hơn axit cacbonic.

Xem chi tiết

Bài 6. Đơn chất và hợp chất – Phân tử

các nhà hoá học đã tìm cách phân chia các chất thành từng loại, rất thuận lợi cho việc nghiên cứu chúng. Bài này sẽ giới thiệu sự phân loại chất và cho thấy phân tử là hạt hợp thành của hầu hết các chất.

Xem chi tiết

Bài 9. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn

Nội dung bài học Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học và Định luật tuần hoàn tìm hiểu Thế nào là tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố hóa học? Sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại, tính phi kim? Khái niệm độ âm điện và sự biến đổi tuần hoàn độ âm điện. Sự biến đổi tuần hoàn hóa trị cao nhất đối với oxi của nguyên tố trong oxit và hóa trị cao nhất trong hợp chất khí đối với hiđro. Sự biến đổi tính chất oxit và hiđroxit của các nguyên tố nhóm A. Hiểu được định luật tuần hoàn.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.